Đăng ký tư vấn Gọi ngay
TIẾNG ANH ĐẾN TỪ ANH QUỐC - 
HỌC PHÍ GIẢM SÂU 25%
7
 đánh bật lo âu tài chính!

Trong văn hóa giao tiếp của người Anh, việc bạn từ chối một việc bạn không thể hoặc không muốn làm là hết sức bình thường. Việc từ chối trong giao tiếp tiếng Anh cũng bình thường như việc bạn chào họ, cảm ơn hay xin lỗi vậy.

Dưới đây là những lý do vì sao từ chối lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần học:

Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng bận rộn và vì sự cân bằng cho cuộc sống của chính mình, bạn cần phải học cách từ chối.

Có thể bạn đã nhận lời giúp đỡ việc gì đó ở trường, hoặc bạn nhận lời đưa ai đó đi đâu đó, bạn có thể đã nhận lời làm một cái bánh sinh nhật cho một người bạn. Hoặc bạn đã đồng ý tham gia tổ chức một bữa tiệc; hoặc bạn đã đồng ý trông chừng lũ trẻ và thú cưng của một người bạn trong quãng thời gian họ đi du lịch xa. Khi bạn đã có rất nhiều thứ phải lo lắng và đã tốn rất nhiều thời gian, thật sự sẽ là quá sức nếu có ai đó lại nhờ bạn làm một việc gì đó. Khi đó, bạn chắc chắn phải từ chối thôi. Nhưng cũng có thể bạn sẽ cảm thấy có lỗi. Vậy thì đừng chỉ đơn giản nói “không được”. Hoặc bạn không muốn làm phật ý ai đó, thì thay vì ngay lập tức nói “không được”, bạn hoàn toàn có thể dùng các cách nói dưới đây để thay thế.

Với những cách nói này, chắc chắn bạn sẽ không phải đồng ý những việc bạn không thể thật sự hoàn thành tốt.

Table of Contents

Khi bạn cần phải từ chối, hãy thật lòng nhưng đừng chia sẻ quá chi tiết

Bạn có thể có hàng tá những lý do bịa đặt dùng để từ chối một việc gì đó, ví dụ như  “I’m sorry I can’t make it, my dog is sick and I need to give it medicine on the hour.”’Nhưng trong giao tiếp tiếng Anh, sự chân thành luôn được đánh giá cao, và bạn nên bày tỏ điều đó với người mình đang giao tiếp.

Khi bạn cần phải từ chối một lời mời hoặc một yêu cầu giúp đỡ, bạn nên từ chối một cách chân thành nhưng đừng đưa ra quá nhiều chi tiết lý do. Cho dù là vì bạn thật sự bận rộn hay chỉ vì đó là việc bạn thật sự không muốn làm, tất cả những gì bạn cần phải nói đơn giản chỉ là:

Nhưng sẽ thế nào nếu như họ năn nỉ, hoặc bạn bị tạo áp lực đến mức khó mà từ chối?

Một vấn đề quan trọng là bạn đừng rời cuộc trò chuyện với lời hứa lấp lửng kiểu “maybe”

Nếu bạn rơi vào tình huống “maybe”, tức là bạn chưa hoàn toàn từ chối, hãy dùng những mẫu câu dưới đây:

Những câu trả lời này ngụ ý rằng bạn vẫn có thể đồng ý với lời mời/ lời nhờ vả của họ. Thay vào đó, nếu bạn vẫn tiếp tục muốn từ chối, vậy hãy dùng những mẫu câu sau:

Nhưng nếu bạn từ chối là bạn đang làm phật lòng ai đó?

Đôi khi chúng ta lo lắng rằng chúng ta sẽ làm phật lòng ai đó hoặc khiến họ buồn vì chúng ta từ chối họ. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng và thêm vào cảm giác của mình, hầu hết mọi người đều sẽ thông cảm. Ví dụ:

Vậy nếu lỡ bạn đã đồng ý thì sao?

Đây thật sự là vấn đề bạn cần phải giải quyết.

Vấn đề lớn nhất trong việc từ chối điều gì đó là khi chúng ta đã đồng ý rồi – chúng ta đã đồng ý nấu một món ăn trong bữa tiệc cuối tuần, chúng ta đã đồng ý làm thế cho đồng nghiệp vào cuối tuần, chúng ta đã hứa cùng đi mua sắm với bạn mình, hoặc đã hứa làm giúp bạn mình một phần báo cáo quan trọng.

Đôi khi chúng ta đồng ý, nhưng sau đó có việc phát sinh và hiện tại mình đang có những ưu tiên khác quan trọng hơn.

Chúng ta có một thuật ngữ trong tiếng Anh cho vấn đề này: to back out of something.

Cái ý nghĩ phải từ chối một việc mình đã nhận lời thật sự rất áp lực,  đó là nỗi ám ảnh rằng bạn phải sắp xếp mọi thứ một cách hoàn hảo hoặc phải tìm được cho mình một lối thoát. Thuật ngữ “to back out of something” diễn tả chính xác ý muốn của bạn trong tình huống này: muốn từ chối việc mình đã không còn có khả năng đảm nhiệm nữa. Vậy, trong hoàn cảnh này, chúng ta buộc phải tự thừa nhận khả năng của mình – mình không có thời gian và sức lực để làm việc mình đã hứa mà vẫn thoải mái tinh thần hay không? – nếu câu trả lời cho câu hỏi này là “không” thì chúng ta sẽ bắt buộc phải từ chối.

Đây là cách:

Bước 1: Xin lỗi và Giải thích

Bước 2: Giới thiệu một sự giúp đỡ khác (nếu có thể)

Bước 3: Kết thúc với hy vọng của bạn

Bây giờ bạn đã có thể từ chối trong giao tiếp bằng tiếng Anh và thậm chí là từ chối sau khi đã đồng ý.

giftmenu