Vậy phải làm sao đây?
Đừng lo lắng! Hôm nay Direct English Saigon sẽ chỉ cho bạn 3 bí kíp để vượt qua việc này.
Một trong những lý do khiến việc học tiếng Anh trở nên trễ nãi đó là: không có thời gian. Bạn vốn đã phải làm việc suốt cả ngày dài, bộ não của bạn dường như đã hoạt động hết 80% công suất, và đến cuối ngày thì nó chính thức “biểu tình”.
Vậy bạn phải làm sao?
Có những cách sau đây có thể giúp bạn:
Mục đích của việc này là giữ cho bạn phải có trách nhiệm với việc trau dồi tiếng Anh. Tham gia một lớp học online, offline hay đơn giản chỉ là một buổi workshop, thảo luận bằng tiếng Anh cũng đủ để bạn có thể tạo nên một loại áp lực vừa đủ tốt cho việc học tiếng Anh của mình thường xuyên hơn. Các cam kết mà bạn đã lập ra với giáo viên hoặc lớp học của mình sẽ khiến cho bộ não của bạn vận động một cách tự nguyện và thoải mái hơn.
Bạn có thể tham gia những cộng đồng học tiếng Anh trên Facebook hoặc các nền tảng mạng xã hội khác, đồng thời thường xuyên cập nhật những bản ghi âm hoặc video clip về quá trình học tiếng Anh của mình. Việc này vừa có thể giúp bạn tự quan sát những tiến bộ của mình, vừa giúp bạn nhận được những lời khuyên của những người tham gia trong nhóm. Việc giúp nhau cùng tiến bộ luôn có tác dụng tốt với mỗi người.
Nghe nhạc trên đường đi học hoặc đi làm, xem phim hoặc chương trình trên Netflix vào cuối tuần, đọc tạp chí trong bữa sáng hoặc đăng trạng thái trên mạng xã hội bằng tiếng Anh đều là những cách tuyệt vời để bắt đầu thực hiện việc học của bạn.
Bạn thậm chí có thể gắn nhãn các đồ vật xung quanh nhà bằng tiếng Anh. Và qua đó, bạn tiếp xúc với từ vựng mới cả ngày. Mục tiêu là gửi cho não của bạn thông điệp rằng bạn phải sử dụng ngôn ngữ này… bởi vì nó ở xung quanh bạn.
Bộ não của chúng ta có xu hướng quên những thứ chúng ta không cần tới, hoặc những điều chúng ta thấy không thú vị. Trên thực tế, hầu như tất cả chúng ta đều phàn nàn về việc trí nhớ kém và không ghi nhớ nổi các từ vựng mới, nhưng đó là điều đương nhiên khi lượng thông tin mà bộ não của chúng ta sử dụng hàng ngày là quá nhiều.
Vậy bạn có thể làm gì? Đơn giản là hãy đánh lừa bộ não của bạn để nó tin rằng những từ tiếng Anh này có ý nghĩa, cần thiết và cá nhân.
Chẳng hạn như lần tới khi bạn tạo flashcard cho bất kỳ từ vựng nào mới, hãy biết rằng não của bạn có nhiều khả năng nhớ lại từ này hơn nếu bạn chụp ảnh chính món đồ đó của mình và sau đó sử dụng nó làm mặt của flashcard, thay vì sử dụng bản dịch tiếng Anh tương đương.
Với công nghệ hiện nay, bạn hãy tìm một số ứng dụng tạo flashcard và làm điều đó với điện thoại của mình nhé.
Thay vì học tất cả các từ vựng cùng lúc, bạn hãy bắt đầu bằng các từ vựng có liên quan đến cuộc sống và công việc của bản thân. Ví dụ, thay vì bạn phải học một loạt các chức danh bằng tiếng Anh từ trên xuống, thì bạn có thể bắt đầu bằng chức danh của bản thân, của các đồng nghiệp gần bên bạn và lan toả dần ra đến những cấp cao hơn và thấp hơn.
Cách này sẽ khiến cho bạn có cơ hội sử dụng những từ vựng mới nhiều hơn và nhớ chúng lâu hơn.
Sử dụng từ vựng mới để nói về cuộc sống của chính bạn hoặc để giải thích cảm xúc, ý kiến và câu chuyện cá nhân của bạn, thay vì bám vào các ví dụ chung chung. Những gì bạn đọc được trong tài liệu học là điểm khởi đầu cho việc học của bạn, không phải điểm cuối - điểm cuối thực sự là sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống thực và theo cách tự nhiên và hữu ích.
Một số người có thể nhớ toàn bộ bảng động từ tiếng Anh nhưng lại lúng túng trong việc sử dụng chúng trong ngữ cảnh cụ thể, hoặc không thể kết nối chúng với nhau trong khi kể một câu chuyện. Mặc dù việc học thuộc lòng các từ vựng có những lợi ích riêng, nhưng bí quyết không phải là sự nhồi nhét từ vựng đó vào đầu, mà là học cách để lặp lại chúng một cách hiệu quả.
Vậy bạn phải làm sao?
Trong quyển sách Fluent Forever: How to Learn Any Language and Never Forget It, nhà ngôn ngữ Gabriel Wyner giới thiệu cho chúng ta kỹ thuật lặp lại cách khoảng để học ngôn ngữ thứ hai. Thay vì nhồi nhét và sau đó không bao giờ xem lại tài liệu của bạn, mục tiêu là lặp lại từ vựng theo thời gian, trong một khoảng thời gian dài hơn và với khoảng thời gian dài hơn.
Mục đích của việc này là để bộ não của bạn tiếp xúc với từ vựng đó ngay khi nó sắp quên nó. Như Wyner nói, “Trong khoảng thời gian bốn tháng, luyện tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể học và giữ lại 3600 thẻ ghi nhớ với độ chính xác từ 90 đến 95 phần trăm”.
Bạn còn nhớ chúng ta đã bàn về việc tạo nên flashcard bằng chính hình ảnh của bạn chứ? Việc sử dụng hình ảnh của riêng bạn không chỉ giúp bộ não của bạn ghi nhớ mọi thứ tốt hơn, mà động tác đơn giản là tìm kiếm một từ nước ngoài trên Google Image và lưu một trong những hình ảnh vào điện thoại của bạn để sử dụng làm flashcard thực sự có thể hỗ trợ ghi nhớ.
Hãy thử sử dụng các thẻ flashcard tùy chỉnh của riêng bạn với những hình ảnh vui nhộn, những nơi bạn biết, kỳ nghỉ của gia đình hoặc khuôn mặt của những người thân yêu. Bạn chắc chắn sẽ nhớ những điều đó tốt hơn sau một số lần lặp lại hơn là chỉ sử dụng các từ!
Việc nhớ lại toàn bộ danh sách các động từ không giống như việc biết cách áp dụng chúng. Trên thực tế, bộ não của chúng ta có nhiều khả năng ghi nhớ những từ vựng đó sau khi chúng được sử dụng trong các cuộc trò chuyện thường ngày.
Áp dụng những gì bạn đã học được bằng cách nói chuyện với giáo viên, bạn cùng lớp hoặc một nhóm người nào đó là rất quan trọng, vì nó không chỉ giúp cho bộ não của bạn thu nạp kiến thức, mà còn tạo cho bạn thêm nhiều cơ hội khác để tiến bộ nhanh trong tiếng Anh.
Bạn cũng có thể luyện viết cùng một từ trong ít nhất mười câu khác nhau ngay sau khi bạn học nó - việc lặp lại từ đó trong ngữ cảnh sẽ không chỉ giúp bạn nhớ mà còn giúp hiểu những gì bạn vừa học, chúc bạn thành công!
Đừng quyên rằng, Direct English Saigon luôn có các buổi workshop miễn phí về các chủ đề gần gũi xoay quanh cuộc sống hằng ngày, giúp bạn có một môi trường cực tốt để rèn luyện tiếng Anh với những người bạn và với những giáo viên bản ngữ của chúng tôi.