Đăng ký tư vấn Gọi ngay
TIẾNG ANH ĐẾN TỪ ANH QUỐC - 
HỌC PHÍ GIẢM SÂU 25%
7
 đánh bật lo âu tài chính!

Trong các cuộc họp chủ trì bằng tiếng Anh với sếp hoặc khách hàng chính là cơ hội để bạn tỏa sáng, thể hiện bản thân và chứng minh năng lực chuyên môn, ngay khi thời cuộc biến động, các cuộc họp được bắt buộc chuyển đổi sang hình thức trực tuyến. Biến thử thách thành cơ hội khi bạn được quyền làm chủ cuộc họp bằng tiếng Anh, bạn sẽ vận hành như thế nào để lấy điểm trong mắt sếp? Hãy nắm rõ 5 quy tắc sau để “giữ lửa” giúp buổi họp diễn ra trôi chảy và chuyên nghiệp.

Table of Contents

A. Tạo ấn tượng mở đầu cuộc họp

Getting people’s attention: Bạn đang làm chủ cuộc họp, hãy quan tâm đến khán giả của chính mình và những mẫu câu này sẽ giúp bạn tạo sự chú ý của đối phương, lưu ý giọng nói nhẹ nhàng nhưng quyết đoán.

Welcoming attendees: Dù là cuộc họp được tổ chức trực tiếp hay trực tuyến, trong nội bộ công ty hay với khách hàng, việc chào đón những vị khách trong cuộc họp thể hiện sự chuyên nghiệp của người chủ trì.

Introducing the topic and agenda: Nội dung cuộc họp cần được phổ biến để mọi người cùng nắm rõ, nội dung càng chi tiết càng thể hiện năng lực của bạn, chu đáo và mong muốn công việc có kết quả tốt. Bạn có thể linh động sử dụng nhiều mẫu câu giới thiệu bằng tiếng Anh khác nhau.

B. Hoạch định kế hoạch dẫn dắt cuộc họp hiệu quả

Introducing your first agenda item: Đây là một số mẫu câu giới thiệu căn bản khi vào phần chính buổi họp.

Moving between agenda items: Ngoài những mẫu câu hay từ nối đơn giản chúng ta thường thấy như “Next”, “Secondly”, “Last but not least”…, bạn có thể nói một cách chuyên nghiệp hơn với những ví dụ dưới đây.

C. Khơi gợi ý kiến và khuyến khích người tham dự đóng góp trong cuộc họp

Inviting attendees to participate: Khơi gợi ý kiến của người tham dự và khuyến khích họ nói ra là một trong những cách giúp buổi họp tiếp diễn sôi nổi.

Handing over to another attendee: Nếu buổi họp có sự tham gia chia sẻ của một người khác, thì hãy khéo léo chuyển tiếp phần còn lại với những gợi ý này nhé!

D. Nghệ thuật gián đoạn & Khéo léo xử lý tình huống “lạc đề”

Interrupting politely: Làm thế nào để “cắt ngang” ý của người khác trong cuộc họp một cách chuyên nghiệp? Việc bổ sung ý vào ý của người khác trong quá trình họp cũng là một thử thách khi bạn chọn lọc từ ngữ tiếng Anh, một số gợi ý dành cho bạn:

Change topic: Chuyển hướng cho người tham dự hiểu chúng ta có thể bàn luận về chủ đề vừa phát sinh đó vào một buổi họp khác, vậy bạn sẽ nói tiếng Anh như thế nào cho hay?!

Ex: I think we should shelve that until next time.

Ex: Good point, but let’s table it until the next meeting.

E. Tổng kết và kết thúc cuộc họp có chiến lược

Summarising: Sử dụng từ vựng về “summarising” để ngầm đúc kết lại thành quả cuộc họp, một vài gợi ý căn bản bạn có thể sử dụng trong câu tóm tắt.

Concluding: Tổng kết cuộc họp bằng lời kết cũng phải thể hiện trình độ Anh Ngữ chuyên nghiệp của bản thân phải không nào? Hãy thử dùng những ví dụ bên dưới bạn nhé!

Xoay chuyển theo những thay đổi không ngừng giữa công việc và bảo đảm an toàn sức khỏe trong thời điểm biến động hiện nay, những cuộc họp giữa nội bộ và đối tác vẫn diễn ra, do vậy việc nâng cao bản thân và trau dồi kỹ năng tiếng Anh để ứng phó với công việc luôn là điều cần và cấp thiết. Direct English thấu hiểu điều đó, nhằm giảm nhẹ áp lực trong công việc, với những bí quyết được chắt lọc này, Direct English hy vọng rằng bạn có thể ứng dụng hiệu quả vào tình huống thực tế. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình MỖI NGÀY với những lớp workshop miễn phí tại đây! Lịch đăng ký workshop.

giftmenu