Câu cầu khiến trong Tiếng anh

Đầu tiên, chúng ta hãy xem một bảng xếp hạng nho nhỏ giữa các từ dùng cho câu cầu khiến và các mức độ của nó khi sử dụng:

Câu cầu khiến
Câu cầu khiến

 Nhìn vào bảng này, bạn có thể thấy được các thứ tự của các từ mệnh lệnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các cấu trúc này nhé.

1. Causative let – Cấu trúc cầu khiến của Let

Theo như bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng LET là từ cầu khiến “yếu ớt” nhất, tất nhiên nó cũng mang tính lịch sự nhiều nhất.

Căn bản là, LET có nghĩa là để cho ai đó được phép làm gì đó, họ có thể quyết định làm việc đó nếu họ muốn và bạn sẽ chẳng can thiệp vào việc họ làm.

Khi chúng ta dùng LET, chúng ta nghĩ đến bố mẹ, trường học, các vị sếp và cả các cơ quan lãnh đạo chính phủ - những người mà sẽ cho phép chúng ta làm việc gì đó. Nhưng rồi việc có làm việc đó như vậy hay không là lựa chọn của bản thân chúng ta.

Hãy cùng xem ví dụ sau:

We went to work, and we had a smoking shed – a place where we could come and smoke there. (Chúng ta đi làm, và chúng ta có khu vực hút thuốc – là nơi mà chúng ta có thể đến và hút thuốc ở đó. )

➜ They let us smoke (Họ để chúng ta hút thuốc ở đó.)

Cùng ý nghĩa với LET, chúng ta có thể dùng “ALLOWED TO”.

Ví dụ:

Lưu ý rằng ALLOWED TO là thể bị động, sẽ chính xác trong các trường hợp bị động hơn.

Công thức của LET:
LET + SOMEBODY + DO + SOMETHING

Ví dụ:

LET có thể dùng với giới từ IN và OUT.

Ví dụ:

LET còn có thể dùng với giới từ OFF và ON, nhưng thường chỉ để nói về vận chuyển

Ví dụ:

2. Causative have - Cấu trúc cầu khiến của HAVE

Chúng ta dùng HAVE như một từ mệnh lệnh để miêu tả một quy trình chuẩn hoặc một dịch vụ. Khi chúng ta have someone do something (khiến ai đó làm gì đó), chúng ta thường yêu cầu ai đó mà chúng ta thấy rằng họ phù hợp với yêu cầu của chúng ta.

Ví dụ:

In Istanbul, you will see that every office have someone called “tea guy”. And his job is to make tea. So whenever you want to have a cup of tea, you would have him make tea.  (Ở Istanbul, bạn sẽ thấy rằng mỗi văn phòng đều có một người được gọi là “người pha trà”. Và công việc của anh ta là pha trà. Nên bất cứ khi nào bạn muốn một ly trà, bạn yêu cầu anh ta pha trà.)

Công thức chủ động của HAVE: (active HAVE)
HAVE + SOMEBODY + DO + SOMETHING

Ví dụ:

Công thức bị động của HAVE: (passive HAVE)
HAVE + SOMETHING + DONE

Ví dụ:

➜ Bất cứ khi nào bạn trả tiền cho ai đó làm điều gì đó cho mình thì đây là công thức phù hợp nhất.

➜ Chúng ta còn có thể dùng cấu trúc này với động từ DO để diễn tả việc manicures (làm móng tay), pedicures (làm móng chân), hair styling (tạo kiểu tóc) hoặc bất kỳ các loại hình làm đẹp.

Ví dụ:

HAVE with a place:
HAVE + IN/AT/ON + PLACE

Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta sẽ giúp họ thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải.

Ví dụ:

HAVE with V-ING:

Cấu trúc này chúng ta thường dùng để diễn tả một lời đe dọa.

Ví dụ:

3. Causative get - Cấu trúc cầu khiến của GET

GET là từ cầu khiến ở mức trung bình. Khi chúng ta dùng HAVE SOMEONE DO SOMETHING, cấu trúc này khiến chúng ta có cảm giác tôn trọng. Còn khi dùng GET chúng ta có ít sự tôn trọng hơn. Khi chúng ta dùng GET thay vì HAVE, chúng ta tập trung vào kết quả của sự việc hơn là quá trình và giao thức.

Như một kết quả của việc đó, chúng ta thường dùng từ cầu khiến GET với những đối tượng không phải là con người.

Ví dụ:

Cấu trúc GET + V (to-infinitive)

Ví dụ:

Cấu trúc GET SOMETHING DONE (cấu trúc bị động – passive)

Ví dụ:

Cấu trúc GET IT DONE thể hiện một sự quyết liệt với yêu cầu của chúng ta. Đây là câu mệnh lệnh thật sự, khi dùng câu này bạn hoàn toàn không quan tâm đến quá trình, bạn chỉ cần kết quả.

Ví dụ:

GET with a Place:

Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn di chuyển cái gì đó (hoặc ai đó) đến một nơi.

Ví dụ:

GET + V-ing

Chúng ta dùng cấu trúc này để diễn tả một sự bực dọc.

Ví dụ:

4. Causative make - Cấu trúc cầu khiến của make

Bắt đầu từ lúc này chúng ta đã bước vào khu vực của những yêu cầu “không được chọn lựa”. Đối với những từ mệnh lệnh ở trên (let, have và get), đâu đó người nhận mệnh lệnh vẫn còn sự lựa chọn làm hay không làm.

MAKE + V

Chúng ta dùng cấu trúc này khi nói về việc gì đó mà chúng ta không thể điều khiển.

Ví dụ:

MAKE + ADJ

Ví dụ:

5. Causative force - Cấu trúc cầu khiến của force

FORCE là từ mệnh lệnh mạnh nhất, và tất nhiên, khi dùng FORCE, người nhận mệnh lệnh chắc chắn không có sự lựa chọn nào khác là phải làm. Chúng ta dùng FORCE khi chúng ta muốn nhấn mạnh việc này.

FORCE + V
FORCE + prepositions of DIRECTION

Khi chúng ta dùng FORCE với hướng di chuyển, chúng ta dùng các giới từ INTO, ONTO, BACK TO, OVER, AGAINST, ACROSS.

Cấu trúc vừa ... vừa trong Tiếng Anh

Cấu trúc vừa vừa trong tiếng anh
Cấu trúc vừa vừa trong tiếng anh

Để thể hiện cách nói “vừa… vừa…” trong tiếng Anh, chúng ta có một số cấu trúc như sau:

1. Cấu trúc Both … And

Cụm từ liên kết both…and là cụm từ tốt nhất để thể hiện cấu trúc “vừa…vừa..”. Cụm từ liên kết này nên được đặt giữa những cấu trúc ngang nhau hoặc được cân bằng kể cả về cấu trúc cụm từ hay là cùng một cấu trúc ngữ pháp.

Lưu ý: both…and còn có thể mang nghĩ là cả ... lẫn, Hãy xem qua bài viết sau để hiểu thêm: Đang được cập nhật.

Xem thêm: 100 các cấu trúc tiếng anh thông dụng nhất.

Ví dụ:

Như các ví dụ trên, ta thấy rằng việc đặt both… and phụ thuộc rất nhiều vào việc các vế sau bothand phải có cùng cấu trúc. Trong một số trường hợp, cụm này được đặt ở một vị trí hơi khác đi, hãy cùng xem ví dụ sau:

Câu này nếu đặt both ở một vị trí khác, ví dụ:

➜ Lúc này, cụm “and take the best record” đã trở thành kết quả của “he was both determined to win the prize”both đặt ở vế trước trở nên vô nghĩa.

Do đó, sự cân bằng của cấu trúc “both… and” thật sự rất quan trọng. Hãy ghi nhớ cấu trúc:

BOTH + N/Phrase/ADJ + AND + N/Phrase/ADJ

Ví dụ:

➜ Cụm giới từ thời gian “at the same time” rất được ưa chuộng với mẫu câu BOTH + Phrase + AND + Phrase để nhấn mạnh việc ai đó có thể làm 2 việc gì đó cùng một lúc.

2. Cấu trúc AS WELL AS

Khi AS WELL AS được dùng trong câu, thì phía trước và phía sau của AS WELL AS phải cùng loại, như là: cùng là danh từ, cùng là cụm từ hoặc cùng là một mệnh đề.  AS WELL AS trong cấu trúc “vừa… vừa” nhấn mạnh thông tin phía sau hơn phía trước nó, đôi khi thông tin phía trước là điều mà “ai cũng biết” trong khi thông tin phía sau AS WELL AS lúc này là một thông tin mới.

Cấu trúc của AS WELL AS như sau:

N/Phrase/Clause + AS WELL AS + N/Phrase/Clause

Ví dụ:

LƯU Ý: Một ngoại lệ của công thức này là động từ theo sau AS WELL ASV-ing.

Ví dụ:

AS WELL AS đôi khi cũng được sử dụng với ý nghĩa cũng như là. Cấu trúc này sẽ được bàn đến ở một bài viết khác.

3. Cấu trúc WHILE

Cấu trúc thường thấy của WHILE được hiểu là “trong lúc mà”, tuy nhiên với cấu trúc như sau thì nó mang nghĩa “vừa… vừa…

S + V + WHILE + V-ing

Ví dụ:

Cấu trúc này của WHILE không đòi hỏi một sự cân bằng trong cấu trúc trước và sau nó.

Ví dụ:

Hoặc WHILE thường cũng được linh động chuyển thành 1 cấu trúc khác với cùng ý nghĩa.

Ví dụ:

Xem thêm: Lớp học tiếng Anh giao tiếp

100 cấu trúc Tiếng Anh thông dụng nhất

Cấu trúc Tiếng Anh
Cấu trúc Tiếng Anh

Trước khi xem bài này bạn hãy xem qua bài 12 thì tiếng Anh trước nhé.

Các cấu trúc Tiếng Anh thông dụng

1. LOOK FORWARD TO SOMETHING (Mong chờ, mong đợi làm việc gì đó)

Câu này thường dùng ở cuối thư hoặc email, để thể hiện rằng bạn đang chờ sự hồi đáp của đối phương về email hoặc thư mà bạn gửi.

2. PROVIDE SOMEBODY WITH SOMETHING (Cung cấp cho ai đó cái gì đó)

3. FAIL TO DO SOMETHING (Thất bại trong việc gì đó)

4. SUCCEED IN DOING SOMETHING (Thành công trong việc gì đó)

5. BORROW SOMETHING FROM SOMEBODY (Mượn cái gì của ai)

6. LEND SOMEBODY SOMETHING (Cho ai mượn cái gì đó)

7. MAKE SOMEBODY DO SOMETHING (Bắt ai làm gì)

8. PLAN TO DO SOMETHING (Dự định/ có kế hoạch làm gì đó)

9. INVITE SOMEBODY TO DO SOMETHING (Mời ai đó làm gì đó)

10. OFFER SOMEBODY SOMETHING (Mời/ đề nghị ai cái gì đó)

11. KEEP ONE’S PROMISE (Giữ lời hứa)

12. BE ABLE TO DO SOMETHING (Có khả năng làm việc gì đó)

13. BE GOOD AT SOMETHING (Giỏi làm việc gì đó)

14. BE BAD AT SOMETHING (Tệ làm việc gì đó)

15. PREFER DOING SOMETHING TO DOING SOMETHING (Thích làm gì hơn làm gì)

16. PREFER SOMETHING TO SOMETHING (Thích cái gì hơn cái gì)

17. APOLOGIZE FOR DOING SOMETHING (Xin lỗi vì đã làm gì đó)

18. HAD BETTER DO SOMETHING (Nên làm gì đó)

19. WOULD RATHER DO SOMETHING (Thà làm gì còn hơn)

20. WOULD RATHER SOMEBODY DID SOMETHING (Muốn ai đó làm gì đó)

21. SUGGEST SOMEBODY (SHOULD) DO SOMETHING (Gợi ý ai làm gì đó)

22. TRY TO DO SOMETHING (Cố làm gì)

23. TRY DOING SOMETHING (Thử làm gì)

24. NEED TO DO SOMETHING (Cần làm gì)

25. NEED DOING (Cần được làm)

26. REMEMBER DOING SOMETHING (Nhớ đã làm gì)

27. REMEMBER TO DO SOMETHING (Nhớ làm gì)

28. HAVE SOMEBODY DO SOMETHING (Ra lệnh cho ai làm gì)

29. GET/HAVE SOMETHING DONE (Hoàn tất việc gì)

30. BE BUSY DOING SOMETHING (Bận rộn làm gì)

31. LET SOMEBODY DO SOMETHING (Để ai làm gì)

32. IT IS (VERY) KIND OF SOMEBODY TO DO SOMETHING (Ai đó thật tốt bụng/tử tế khi làm gì)

33. MAKE SURE THAT (Bảo đảm rằng)

34. FIND + IT + ADJECTIVE + TO DO SOMETHING (Thấy rằng …. để làm gì đó)

35. SPEND TIME/MONEY ON SOMETHING (Dành thời gian/tiền vào việc gì)

36. WASTE TIME/MONEY ON SOMETHING (Phung phí thời gian/tiền bạc vào việc gì)

37. GIVE UP SOMETHING (Từ bỏ việc gì đó)

37. BORED WITH SOMEBODY/SOMETHING (Chán với việc gì hoặc ai đó)

38. HIRE SOMEBODY TO DO SOMETHING (Thuê ai đó làm việc gì đó)

39. ANGRY AT + N/V-ING (Giận giữ với điều gì đó)

40. BE/GET TIRED OF SOMETHING (Mệt mỏi với điều gì đó)

41. BE FOND OF N/V-ING (Thích điều gì đó)

42. BE AMAZED OF SOMETHING (Ngạc nhiên với điều gì đó)

43. HAVE SOMETHING TO DO (Có điều gì đó cần làm)

44. ENJOY +V-ING (Hưởng thụ việc gì đó)

45. NOT NECESSARY FOR SOMEBODY TO DO SOMETHING (Không cần thiết để ai đó làm việc gì đó)

46. ADJECTIVE + ENOUGH +TO DO SOMETHING (Có đủ tính chất gì đó để làm việc gì đó)

47. HAVE ENOUGH + N + TO DO SOMETHING (Có đủ điều gì đó để làm việc gì đó)

48. BE INTERESTED IN SOMETHING (Thích thú với điều gì đó)

49. BY CHANCE = BY ACCIDENT (tình cờ)

50. TAKE CARE OF SOMEBODY/SOMETHING (Chăm sóc ai đó/điều gì đó)

51. CAN’T STAND/HELP/BEAR/RESIST + V-ING (Không chịu nổi, không nhịn nổi)

52. BE KEEN ON SOMETHING/SOMEBODY (Mặn mà với một điều gì đó/ai đó)

53. GIVE UP ON SOMEBODY/SOMETHING (Từ bỏ ai đó hoặc điều gì đó)

54. GIVE UP + V-ING (Từ bỏ làm việc gì đó)

55. HAVE NO IDEA OF SOMETHING (Không biết gì về điều gì đó)

56. COMPLAIN ABOUT SOMETHING (Than phiền điều gì đó)

57. BE CONFUSED AT (Lúng túng vì điều gì đó)

58. ONE WAY OR ANOTHER (Cho dù thế nào)

59. KEEP IN TOUCH (Giữ liên lạc)

60. FEEL PITY FOR (Cảm thấy tiếc nuối vì điều gì đó)

61. PUT UP WITH + V-ING (Chịu đựng việc gì đó)

62. IN CASE OF (Trong trường hợp)

63. BE FINED FOR SOMETHING (Bị phạt vì cái gì đó)

65. HAVE DIFFICULTY+ V-ING (Gặp khó khăn làm gì...)

66. BE FULL OF SOMETHING (Đầy đủ một cái gì đó)

67. FOR A LONG TIME = FOR YEARS = FOR AGES (Một quãng thời gian dài)

68. LEAVE SOMEBODY ALONE (Để ai đó một mình)

69. BY + V-ING (bằng cách nào đó)

70. GO +V-ING (chỉ các hoạt động giải trí)

71. TAKE PLACE OF SOMETHING/SOMEBODY (Thay thế điều gì đó/ai đó)

72. EXPECT SOMEBODY TO DO SOMETHING (Hy vọng rằng ai đó làm điều gì đó)

73. THERE (NOT) APPEAR TO BE + N (Dường như không có gì)

74. SEE FOR ONESELF (Ai đó tự nhìn cái gì đó)

75. COULD HARDLY (Không thể nào)

76. COUNT ON SOMEBODY (Tin tưởng vào ai đó)

77. IN THE NICK OF TIME (Vừa đúng vào phút chót)

78. MAKE IT HAPPEN (Thành công làm điều gì đó)

79. OPEN ONE’S EYES (Thừa nhận điều gì đó)

80. PUT AN END TO SOMETHING (Chấm dứt chuyện gì đó)

81. BUMP INTO SOMEBODY (Gặp ai đó một cách tình cờ)

82. LOOK UP TO SOMEBODY (Ngưỡng mộ ai đó)

83. ASK SOMEBODY OUT (Mời ai đó đi chơi)

84. ADD UP TO SOMETHING (Tương đương với cái gì đó)

85. CALL SOMETHING OFF (Hủy bỏ điều gì đó)

86. CHECK SOMETHING/SOMEBODY OUT (Quan sát kỹ, điều tra)

87. COME ACROSS SOMETHING/ SOMEBODY (Đi ngang qua, bắt gặp một thứ gì đó tình cờ)

88. DO SOMETHING OVER (Làm lại một việc gì đó)

89. FIGURE SOMETHING OUT (Hiểu ra, tìm ra câu trả lời)

90. HOLD ONTO SOMEBODY/ SOMETHING (Giữ chặt, bám chặt)

91. HOLD SOMEBODY/ SOMETHING UP (Cướp giật)

92. LET SOMEBODY DOWN (Làm ai đó thất vọng)

93. MAKE SOMETHING UP (Bịa đặt, dựng chuyện về một điều gì đó)

94. USE SOMETHING UP (Dùng hết cái gì đó)

95. SORT SOMETHING OUT (Sắp xếp, giải quyết một vấn đề)

96. PASS OUT (ngất xỉu)

97. PASS SOMETHING OUT (Chuyền tay nhau)

98. PASS AWAY (Qua đời)

99. LOOK OUT FOR SOMEBODY/SOMETHING (Cực kỳ cảnh giác với ai đó/cái gì đó)

100. PAY FOR SOMETHING (Trả giá cho một việc gì đó)

Xem thêm: Lớp tiếng Anh giao tiếp

So sánh trong Tiếng Anh

So sánh trong Tiếng Anh (1)
So sánh trong Tiếng Anh (1)

Phần A: So sánh của tính từ và trạng từ

1. So sánh bằng

Công thức của so sánh bằng:

S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun

S + V + not + so/as + adj/adv + as + N/pronoun

Ví dụ:

2. So sánh hơn kém

Công thức của so sánh hơn, kém có 2 dạng:

Dạng 1: Dành cho các tính từ/trạng từ ngắn:

S + V + adj/adv(er) + than + N/pronoun.

Ví dụ:

Dạng 2: Dành cho các tính từ/trạng từ dài:

S + V + more/less + adj/adv + than + N/pronoun.

Ví dụ:

LƯU Ý: Đằng sau phó từ so sánh như THAN và AS phải là đại từ nhân xưng chủ ngữ, không dùng đại từ nhân xưng tân ngữ.

Ví dụ:

Để nhấn mạnh cho tính từ và phó từ so sánh người ta dùng FAR hoặc MUCH trước so sánh hơn kém.

Ví dụ:

3. So sánh nhất / kém nhất

Công thức của so sánh nhất:

S + V + the + adj/adv (est) + N.

S + V + the most + adj/adv + N.

Công thức của so sánh kém nhất:

S + V + the least + adj/adv + N.

Ví dụ:

LƯU Ý:

  1. Ta có thể so sánh 2 thực thể (người hoặc vật) mà không sử dụng THAN. Trong trường hợp này thành ngữ OF THE TWO sẽ được sử dụng trong câu (thành ngữ này có thể đứng đầu câu và sau danh từ phải có dấu “,” hoặc đứng ở cuối.

Ví dụ:

Nếu so sánh giữa 2 thực thể thì dùng so sánh hơn; nếu so sánh giữa 3 thực thể trở lên thì dùng so sánh nhất.

  1. Sau so sánh bậc nhất chúng ta thường dùng giới từ IN với nơi chốn:

Và dùng IN cho các tổ chức hoặc nhóm người (một lớp học/ một công ty):

Đối với một khoảng thời gian, chúng ta lại dùng OF:

4. So sánh đa bội

Là loại so sánh gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba. Nên nhớ rằng trong cấu trúc này không được dùng so sánh hơn kém mà phải dùng so sánh bằng.

Cấu trúc so sánh đa bội như sau:

S + V + multiple number + as + much/many/adj/adv + N + as + N/pronoun.

Multiple number:

Ví dụ:

Lưu ý: Khi dùng so sánh loại này phải xác định rõ danh từ đó là đếm được hay không đếm được vì đằng trước chúng có MUCH và MANY. MUCH dùng cho danh từ không đếm được và MANY dùng cho danh từ đếm được.

5. So sánh kép

5.1 Cùng tính từ/trạng từ:

Công thức của so sánh kép:

S + be + adj/adv (er) + and + adj/adv (er)

S + be + more and more + adj/adv

Ví dụ:

5.2 Khác tính từ/trạng từ:

Công thức của so sánh kép:

The + comparative (so sánh hơn) + S + V + the comparative + S + V

Ví dụ:

Công thức của so sánh the more … the better

The more + S + V + the better + S + V

Ví dụ:

Lưu ý: Trong câu so sánh kép, nếu có một danh từ thì ta đặt danh từ tân ngữ ấy ở ngay phía trước chủ ngữ.

Ví dụ:

6. Các dạng so sánh khác

6.1 Công thức ANY/NO + comparative

6.2 Công thức BETTER AND BETTER/ MORE AND MORE

Công thức này dùng để diễn tả một điều gì đó đang thay đổi liên tục:

Ngoài “better and better” (ngày càng tốt hơn), ta còn có thể dùng “ worse and worse” (ngày càng tệ hơn). Cũng như vậy dành cho “more and more” (ngày càng hơn) và “less and less” (ngày càng giảm).

Ví dụ:

6.3 Công thức THE SAME AS

Ví dụ:

6.4 Công thức NO SOONER THAN

Ví dụ:

7. Các lưu ý

Thông thường đối với dạng so sánh hơn, tính từ và trạng từ ngắn được thêm hậu tố “er” và “est” cho các so sánh nhất. Tuy nhiên, một số dạng chuyển đổi đặc biệt của tính từ và trạng từ trong so sánh hơn và so sánh nhất được quy định như sau:

Lưu ý 1: Tính từ dài có 2 âm tiết nhưng tận cùng là -er, -et, -le, -ow vẫn được xem là tính từ ngắn và được thêm hậu tố như thường.

Ví dụ:

Lưu ý 2: Tính từ/trạng từ có 2 âm mà tận cùng là -y, chúng ta sẽ chuyển -y thành -i và thêm -er hoặc -est.

Ví dụ:

Quy tắc này không áp dụng khi tính từ/trạng từ kết thúc bằng -ly. Khi tính từ/trạng từ kết thúc bằng -ly, ta xem đó là tính từ/trạng từ dài.

Một vài tính từ và trạng từ có dạng so sánh hơn bất quy tắc:

good/well ➜ better
I know him well, probably better than anybody else. (Tôi biết rõ anh ấy, có thể rõ hơn bất kỳ ai.)

bad/badly ➜ worse
He was in bad mood, it becomes worse than last time. (Anh ấy đang trong tình trạng không tốt, còn tệ hơn lần trước.)

far ➜ further/farther (farther thường dùng đối với nghĩa đen trong khi further được dùng với nghĩa bóng)
FURTHER cũng có nghĩa là “hơn nữa” hoặc “thêm nữa”.

Let me know if you get any further news. (Báo với tôi nếu  bạn có thêm bất cứ tin tức gì.)

Old ➜ older/elder (thường dùng khi nói về cách thành viên trong gia đình)
My elder sister is a TV producer.  (Chị tôi là một nhà sản xuất chương trình truyền hình.)

Ta có thể nói “my elder sister” nhưng không thể nói “somebody is elder”, thay vào đó ta nói “somebody is older”.

She is older than my elder sister. (Cô ấy lớn hơn chị gái của tôi.)

➜ Cách phân biệt này dùng cho OLDEST/ELDEST lại có chút khác biệt: chúng ta nói “my eldest sister”“somebody is the oldest”

Phần B. So sánh danh từ

Xét về bản chất, so sánh của danh từ luôn cần các trạng từ để hỗ trợ, do đó cũng không khác với so sánh của tính từ/trạng từ là mấy. Tuy nhiên, vì so sánh danh từ chỉ sử dụng một số trạng từ nhất định (more, few, less,…) nên để dễ hiểu hơn, bài viết này sẽ tác thành một phần riêng biệt cho dạng so sánh này.

1. So sánh hơn

Công thức của so sánh hơn danh từ:

S + V + more/fewer/less + N(s) + than + N/pronoun.

➜ FEWER dùng cho danh từ đếm được

➜ LESS dùng cho danh từ không đếm được

Ví dụ:

2. So sánh nhất

Công thức của so sánh nhất trong so sánh danh từ:

S + V + the most/the fewest/ the least + N (s)

Ví dụ:

3. So sánh ngang bằng

Công thức của so sánh ngang bằng danh từ:

S + V + as + many/much/little/few + N + as + N/pronoun.

Ví dụ:

LƯU Ý:

Khi MORE được dùng trong so sánh của danh từ, nó thường có nghĩa là thêm, với cách dùng này, đôi khi chúng ta không cần mệnh đề sau THAN.

Nếu nghĩa của câu đã quá rõ ràng, thậm chí ta không cần dùng danh từ phía sau MORE:

Phần C. Sở hữu CÁCH/ THAT/ THOSE

Khi so sánh chúng ta cần phải lưu ý rằng các mục từ dùng để so sánh phải tương đương với nhau về mặt bản chất ngữ pháp (người so với người, vật so với vật). Do đó, chúng ta có 3 mục so sánh đặc biệt:

Ví dụ:

LƯU Ý:

MORE THAN THAT đôi khi được dùng như một biểu thức, thường được đặt ở giữa hoặc cuối câu.

Ví dụ:

Câu tường thuật trực tiếp và gián tiếp trong Tiếng Anh

Câu tường thuật trực tiếp và gián tiếp
Câu tường thuật trực tiếp và gián tiếp

Ví dụ:

Tường thuật gián tiếp là lời nói thuật lại ý của người nói mà không cần phải giữ nguyên văn từng lời.

Ví dụ:

Như vậy để tường thuật lại lời nói hoặc bất kỳ một sự kiện, câu chuyện nào, chúng ta có thể dùng 2 cách tường thuật trực tiếp và gián tiếp. Dưới đây bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách sử dụng trong từng trường hợp ngữ pháp, cách biến đổi các câu tường thuật từ trực tiếp qua gián tiếp.

PHẦN 1: Câu tường thuật (Statements)

Đây là dạng câu dùng để kể một câu chuyện, sự kiện hoặc tường thuật lại một lời nói của ai đó. Dạng câu này còn dùng để miêu tả, xác nhận, thông báo, nhận định, trình bày… về các hiện tượng, hoạt động, tính chất hoặc trạng thái trong thực tế của sự việc, sự vật,…

Ví dụ:

Mary said: “I was ironing clothes when my husband cameback home last night.” (Mary đã nói: “Tôi đang ủi quần áo khi chồng tôi về nhà tối hôm qua.”)

Khi chuyển một lời tường thuật trực tiếp sang tường thuật gián tiếp với loại câu này, chúng ta cần phải làm như sau:

1

Dùng động từ SAY hoặc TELL: (theo sau TELL bắt buộc phải có Objective)

Cấu trúc:

S + say + that + clause
S + say + to sb + that + clause
S + tell sb + that + clause

2

Lưu ý các đại từ nhân xưng, các tính từ sở hữu cũng cần được thay đổi sao cho tương ứng với mệnh đề chính

3

Lùi thì khi chuyển một lời tường thuật trực tiếp sang tường thuật gián tiếp

Dưới đây bài viết sẽ cung cấp cho bạn một bảng hướng dẫn lùi thì cho trường hợp câu trần thuật, với mỗi thì được dùng trong câu tường thuật trực tiếp sẽ dẫn đến thì dùng cho tường thuật gián tiếp tương ứng bên cạnh.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau thống kê sự lùi thì trong câu tường thuật gián tiếp.

Câu trực tiếp
(Direct Speech)
Câu gián tiếp
(Reported Speech)

Hiện tại đơn
(Simple Present Tense)

He said: “I work in a bank.” (Anh ấy nói: “Tôi làm việc ở ngân hàng.”)

Quá khứ đơn
(Simple Past Tense)

He said that he worked in a bank. (Anh ấy nói rằng anh ấy làm việc ở ngân hàng)

Hiện tại tiếp diễn
(Present Continuous Tense)

Henry said: “I am talking to my brother.” (Henry nói: “Tôi đang nói chuyện với anh trai.”)

Quá khứ tiếp diễn
(Past Continuous Tense)

Henry said that he was talking to his brother. (Henry nói anh ấy đang nói chuyện với anh trai)

Hiện tại hoàn thành
(Present Perfect Tense)

Samuel said: “I have bought a book.” (Samuel nói: “Tôi vừa mua một quyển sách.”)

Quá khứ hoàn thành
(Past Perfect Tense)

Samuel said that he had bought a book. (Samuel nói rằng anh ta đã mua một quyển sách.)

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
(Present Perfect Continuous Tense)

He said: “I have been waiting here for almost 2 hours.” (Anh ta nói: “Tôi đã đợi ở đây gần 2 tiếng rồi.”)

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(Past Perfect Continuous Tense)

He said that he had been waiting here for almost 2 hours. (Anh ta nói rằng anh ấy đã đợi ở đây gần 2 tiếng rồi.)

Quá khứ đơn
(Simple Past Tense)

She said: “I did my homework.” (Cô ấy nói: “Tôi đã làm bài tập.”)

Quá khứ hoàn thành
(Past Perfect Tense)

She said that she had done her homework.  (Cô ấy nói rằng cô ấy đã làm bài tập của mình.)

Tương lai đơn
(Simple Future Tense)

David said: “I will visit Vietnam.” (David nói: “Tôi sẽ đến thăm Việt Nam.”)

Tương lai trong quá khứ
(Future in Past Tense)

David said that he would visit Vietnam.  (David nói rằng anh ấy sẽ đến thăm Việt Nam.)

Tương lai tiếp diễn
(Future Continuous Tense)

He said: “I will be sitting at the coffee shop.” (Anh ta nói: “Tôi sẽ đang ngồi ở quán cafe.”)

They said: “We are going to build a new house.” (Họ nói: “Chúng tôi đang sắp xây nhà mới.”)

Tương lai tiếp diễn trong quá khứ
(Future Continuous Tense in Past )

He said that he would be sitting at the coffee shop. (Anh ta nói rằng anh ta sẽ đang ngồi ở quán cafe.)

They said that they were going to build a new house. (Họ nói rằng họ sắp xây nhà mới.)

Can/May/Must do

He said: “I must do my homework.” (Anh ta nói: “Tôi phải làm bài tập của mình.”)

Could/Might/Had to do

He said that he had to do his homework. (Anh ta nói rằng anh ta phải làm bài tập của mình.)

4

Thay đổi tính từ chỉ định, các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn

Tường thuật trực tiếp
Direct Speech
Tường thuật gián tiếp
Reported Speech
This/ These That/ Those
Here There
Now Then
Today That day
Ago Before
Tomorrow The next day/ the following day/ the day after
The day after tomrrow Two days after/ in two days’ time
Yesterday The day before/ the previous day
The day before yesterday Two days before
Last week The previous week/ the week before
Next week The next week/ the following week/ the week after

Ví dụ:

She said: “I saw Tom here in this room”.
She said that she had seen Tom there in that room the day before.( Cô ấy nói rằng cô ấy nhìn thấy Tom ở đó trong căn phòng ấy hôm qua. ).

She said: “I will read these letters now.”
She said that she would read those letters then. ( Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ đọc những lá thư đó ngay bây giờ. )

5

SHOULD/OUGHT TO/ WOULD giữ nguyên khi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp.

LƯU Ý:
Ngoài các quy tắc chung trên dây, chúng ta cần nhớ rằng tình huống tường thuật và thời gian khi tường thuật lại đóng vai trò rất quan trọng trong khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp.

PHẦN 2: QUESTIONS (CÂU HỎI)

Tường thuật câu hỏi chia làm 2 dạng theo dạng câu hỏi: yes/no question và WH-question.

1. YES/NO QUESTIONS

Dạng câu hỏi được trả lời bằng YES hoặc NO

Ví dụ:

Are you a doctor? (Bạn là bác sĩ phải không?)
Does he live here? (Anh ta sống ở đây phải không?)

Để chuyển những câu hỏi dạng YES/NO question thành câu gián tiếp thì chúng ta làm theo cấu trúc:

S1 + asked + (Objective) + IF/WHETHER + S2 + V (lùi thì)

➜ Tân ngữ (objective) sau ASKED có thể có hoặc không

Ví dụ:

He asked: “Are you a foreigner?”
He asked (me) if/whether I were a foreigner. ( Anh ấy hỏi tôi rằng liệu tôi có phải là người nước ngoài không. )

“Does John understand the lesson?”, he asked.
He asked (me) if/whether John understood the lesson. ( Anh ấy hỏi tôi rằng liệu John có hiểu bài học không. )

Mary said to Tom: “Can you speak English?”
Mary asked Tom if/whether he could speak English. ( Mary hỏi Tom rằng liệu anh ấy có thể nói tiếng Anh không. )

2. WH-QUESTIONS

Dạng câu hỏi có từ để hỏi là loại câu hỏi mà người hỏi cần biết thêm thông tin hoặc cần được giải đáp.

Ví dụ:

What are you doing now? (Bạn đang làm gì vậy?)
Where did you go yesterday? (Bạn đã đi đâu hôm qua?)

Để chuyển câu hỏi có từ để hỏi từ dạng trực tiếp sang câu gián tiếp chúng ta dùng cấu trúc sau:

S1 + asked + (objective) + WH (when, where, why, which, how) + S2 + V (lùi thì)

Ví dụ:

“What is your name?”, he asked.
He asked (me) what my name was. ( Anh ấy hỏi tôi tên gì. )

My Mom asked: “Where are you going?”
My Mom asked (me) where I was going. ( Mẹ tôi hỏi tôi đi đâu. )

PHẦN 3: IMPERATIVE (CÂU MỆNH LỆNH)

Câu mệnh lệnh là loại câu dùng để yêu cầu hoặc đề nghị người khác làm gì đó. Câu mệnh lệnh thường bắt đầu bằng động từ, đây là cách nhận diện nó. Câu mệnh lệnh thường đặt PLEASE ở đầu hoặc cuối câu để tạo ra sự lịch sự.

Ví dụ:

Công thức của một câu mệnh lệnh đơn giản:
V + Objective!
Don’t + V + Objective!

Công thức của một câu đề nghị người khác làm gì đó một cách lịch sự là:
Can/Could/Will/Would + you + S + V + Objective?

Ví dụ:

Để chuyển câu mệnh lệnh sang câu tường thuật gián tiếp, chúng ta dùng cấu trúc sau:
S + told/asked/ordered + Objective + (not) + to V + …..

Ví dụ:

Teacher said to students: “Close the door, please!”
Teacher asked students to close the door. ( Thầy giáo yêu cầu các học sinh đóng cửa. )

“Don’t tell Mary anything, please!”, David told me.
David told me not to tell Mary anything. ( David yêu cầu tôi đừng nói gì với Mary. )

“Could you please move forward?”, He said.
He told (me) to move forward. ( Anh ta yêu cầu tôi tiến lên phía trước. )

LƯU Ý:
Trong câu tường thuật gián tiếp dành cho câu mệnh lệnh, chúng ta bắt buộc phải tìm được tân ngữ (người nhận lệnh). Cách để tìm ra tân ngữ:

Đối với những câu quá rõ ràng thì chúng ta chỉ việc sử dụng tân ngữ được cho sẵn.

Ví dụ:

Mary asked Tom: “Do you want to go to cinema?”
Mary asked Tom if he wanted to go to cinema. ( Mary hỏi Tom liệu anh ấy có muốn đi xem phim không. )

Ở đây Tom là tân ngữ được cho sẵn nên khi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp chúng ta chỉ việc dùng Tom làm tân ngữ.

Trong một số câu mệnh lệnh, tân ngữ thường được đặt ở cuối câu

Ví dụ:

“Would you please help me clean the house, Terry?”, David asked.
David asked Terry to help him clean the house. ( David yêu cầu Terry giúp anh ta dọn dẹp nhà cửa. )

Ở đây Terry là tân ngữ, được đặt ở cuối câu.

Đối với những câu mà không có người nghe được nhắc đến thì chúng ta cần xem xét phía trước người nói có tính từ sở hữu hay không, nếu có thì đó là tân ngữ của câu.

Ví dụ:

Her mother asked: “Don’t yell in the room!”
Her mother asked her not to yell in the room. (Mẹ con bé yêu cầu nó không hét lên trong phòng.)

Ở đây trước người nói có tính từ sở hữu là “her” do đó tân ngữ trong câu tường thuật gián tiếp mặc định được hiểu là “her”

Đối với những câu chúng ta hoàn toàn không tìm được tân ngữ theo 3 cách trên thì dùng ME/US làm tân ngữ.

Daniel said: “Go home now.”
Daniel told me/us to go home then. (Daniel bảo tôi/chúng tôi về nhà ngay.)

Ở đây câu không có tân ngữ được tìm thấy, do đó chúng ta dùng ME hoặc US để làm tân ngữ cho câu tường thuật gián tiếp.

PHẦN 4 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG LÙI THÌ

Các trường hợp sau khi chuyển từ câu tường thuật trực tiếp sang câu tường thuật gián tiếp thì chúng ta không cần phải thực hiện lùi thì cho động từ.

1. Động từ trong mệnh đề chính được sử dụng ở các thì sau:

Ví dụ:

2. Lời nói trực tiếp diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên

Ví dụ:

He said: “The sun ries in the East.” He said that the sun ries in the East. (Anh ấy nói rằng mặt trời mọc ở phía Đông.)

3. Lời nói trực tiếp là các câu điều kiện loại II và loại III

Ví dụ:

4. Lời nói trực tiếp là cấu trúc WISH + SIMPLE PAST/PAST PERFECT thì chỉ lùi thì ở WISH, không lùi thì ở phần còn lại của câu trực tiếp.

Ví dụ:

5. Lời nói trực tiếp là cấu trúc IT’S TIME/ABOUT TIME SOMEBODY DID SOMETHING thì chúng ta cũng chỉ lùi thì ở IT IS chứ không lùi thì ở phần còn lại trong câu trực tiếp.

Ví dụ:

Henry nói rằng đã đến giờ bọn trẻ của anh ấy đi học.

6. Lời nói trực tiếp có chứa các động từ khiếm khuyết COULD, WOULD, SHOULD, MIGHT, OUGHT TO, HAD BETTER, USED TO

Ví dụ:

My teacher said: “You should study My teacher said that I should study hard. (Thầy giáo của tôi nói rằng tôi nên học hành chăm chỉ.)

PHẦN 5. CÁC DẠNG NÂNG CAO TRONG TƯỜNG THUẬT GIÁN TIẾP

Dưới đây là một số dạng nâng cao của tường thuật gián tiếp khi chuyển từ tường thuật trực tiếp:

Dạng 1: S+ V+ O + (NOT) + TO- INFINITIVE

Các động từ thường gặp trong dạng này là ASK, TELL, ORDER (ra lệnh), INVITE (mời), BEG (nài nỉ), URGE (hối thúc), ENCOURAGE (khích lệ), ADVISE (khuyên), WARN (cảnh báo), REMIND (nhắc nhở).

Ví dụ:

INVITE:

He said: “Would you like to come to my birthday party?”
He invited me to come to his birthday party. (Anh ấy mời tôi đến dự tiệc sinh nhật của anh ấy.)

REMIND

Mom said: “Don’t forget to wash your hands.”
Mom reminded me to wash my hands. (Mẹ tôi nhắc tôi nhớ rửa tay.)

Tuỳ thuộc vào nội dung câu trực tiếp mà chúng ta sẽ chọn từ trong câu gián tiếp cho phù hợp.

Dạng 2: S + V + O + V-ing/N

Các động từ thường gặp trong dạng này là:

Apologize/ apologise + (to O) + for V-ing (Xin lỗi ai đó về việc gì)

Ví dụ:

She said: “Sorry I’m late.” She apologized for being late. (Cô ấy xin lỗi vì đến muộn.)

Accuse + O + of V-ing (Buộc tội ai đó)

Ví dụ:

He said: “Tom stole my pencils.”
He accused Tom of stealing his pencils. (Anh ấy buộc tội Tom ăn trộm bút chì của mình.)

Congratulate + O + on V-ing (Chúc mừng ai đó việc gì đó)

Ví dụ:

Dave said: “Congratulation! You won the prize.” Dave congratulated me on winning the prize. (Dave chúc mừng tôi vì đã thắng giải.)

Prevent/Stop + O + from V-ing (Ngăn ai đó làm việc gì đó)

Ví dụ:

Mother said to the boy: “I won’t allow you play that game.” Mother prevented the boy from playing that game. (Người mẹ ngăn chặn thằng bé chơi trò chơi đó.)

She said to her children: “Don’t eat that dishes!” She stopped her children from eating that dishes. (Cô ấy ngăn chặn các con ăn món đó.)

Thank + O + from V-ing (Cảm ơn ai đó về việc gì đó)

Ví dụ:

May said: “Thank you for your help.” May thanked me for helping her. (May cảm ơn tôi vì đã giúp cô ấy.)

Warn + O + against V-ing (Cảnh báo ai không nên làm gì)

Ví dụ:

The mother said to her child: “Don’t swim too far!” The mother warned her child against swimming too far. (Người mẹ cảnh báo đứa con của cô ấy không nên bơi quá xa.)

Criticize/ Reproach + O + for V-ing (Chỉ trích/Phê bình ai việc gì đó)

Ví dụ:

Tom said: “Mary, you are late again!” Tom criticized Mary for being late again. (Tom chỉ trích Mary vì cô ấy đi trễ.)

Blame someboday for something/ on something (Đổ lỗi cho ai đó)

Ví dụ:

Mary said: “It’s all Terry’s fault for our late report.” Mary blamed Terry for their late report.  (Mary đổ lỗi cho Terry về việc báo cáo chậm của họ.)

Insist + on V-ing (Nhận làm việc gì đó)

Ví dụ:

The boy said: “Let me clean the house.” The boy insisted on cleaning the house. (Thằng bé muốn dọn dẹp nhà cửa.)

Dạng 3: S + V + V-ing

Các động từ thường gặp trong dạng này là SUGGEST, DENY, ADVISE, ADMIT

Ví dụ:

She said: “I didn’t do that.” She denied doing that. (Cô ấy chối rằng mình không làm việc đó.)

Mary said: “Let’s go to a Japan restaurant.” Mary suggest going to a Japan restaurant. (Mary đề nghị đến một nhà hàng Nhật Bản.)

He said: “I am wrong.” He admitted being wrong. (Anh ấy thừa nhận mình sai.)

My Mom said: “You should talk to him.” My Mom advised me talking to him. (Mẹ tôi khuyên tôi nên nói chuyện với anh ta.)

LƯU Ý:

Các mẫu câu sau khi chuyển qua tường thuật gián tiếp dùng từ động tự ADVISE:

HAD BETTER:

“You had better move out”, my Mom said. My Mom advised me to move out. (Mẹ tôi khuyên tôi nên dọn ra riêng.)

SHOULD:

“You should be back to your hometown”, May said. May advised me to be back to my hometown. (May khuyên tôi nên về quê.)

WHY DON’T YOU….

“Why don’t you talk to him first?, John said. John advised me to talk to him first. (John khuyên tôi nên nói chuyện với anh ta trước.)

IF I WERE YOU,….

“If I were you, I wouldn’t buy that bag.”, Mary said. Mary advised me not to buy that bag. (Mary khuyên tôi không nên mua cái túi đó.)

Các mẫu câu sau khi chuyển qua tường thuật gián tiếp dùng động từ SUGGEST:

LET’S:

“Let’s go for a movie.”, Henry said. Henry suggested going for a movie. (Henry đề nghị đi xem phim.)

HOW/ WHAT ABOUT

“How about we go to restaurant first?, Anna said. Anna suggested going to restaurant first. (Anna đề nghị đi đến nhà hàng trước.)

Dạng 4: S + V + to-infinitive

Các động từ thường gặp trong dạng này là PROMISE (hứa), THREATEN (đe doạ), AGREE (đồng ý), OFFER (đề nghị), REFUSE (từ chối), PROPOSE (có ý định)

Ví dụ:

The robber said: “I’ll kill you if you call the police.” The robber threatened to kill me if I called the police. (Tên cướp doạ sẽ giết tôi nếu tôi gọi cảnh sát.)

Henry said: “I will be back early.” Henry promised to be back early. (Henry hứa rằng anh ấy sẽ về sớm.)

Tất tần tật về số đếm & số thứ tự trong Tiếng Anh

Số đếm và số thứ tự trong tiếng Anh

PHẦN 1: SỐ ĐẾM TRONG TIẾNG ANH

1

Quy tắc khi viết số đếm

Quy tắc đầu tiên khi viết số đếm là các số lớn hơn chín (9) phải luôn được thể hiện bằng số trong tiếng Anh viết, trong khi các số dưới 10 lại được viết ra.

2

Cách đọc số đếm từ 1 đến 100

Các số từ 1 đến 20 đều có cách gọi riêng. Từ các số sau đó, sử dụng hàng chục (hai mươi, ba mươi,…) theo sau đó là các số từ 1 đến 9.

ví dụ:

Khi diễn đạt một số lượng lớn (hơn 100), hãy đọc theo nhóm hàng trăm. Thứ tự như sau: billion, million, thousand, hundred. Lưu ý rằng hàng trăm, nghìn,… không thêm “s” vào cuối từ.

Ví dụ:

3

Cách đọc các số đếm hàng trăm

Nói các số trong hàng trăm bằng cách bắt đầu bằng các chữ số từ một đến chín theo sau là "hundred". Kết thúc bằng cách nói hai chữ số cuối:

Chú ý: Trong cách nói của  người Anh, theo sau”hundred” thường là “and”, cách nói của người Mỹ thì thường bỏ qua  từ nối này.

Ví dụ khi đọc số 873 thì người Anh và người Mỹ có 2 cách đọc khác nhau

4

Cách đọc các số đếm hàng ngàn

Nhóm tiếp theo là các số hàng ngàn. Nói các số trong hàng ngàn bằng cách bắt đầu bằng các chữ số từ một đến chín theo sau là "thousand". Tiếp theo sau là cách đọc số hàng trăm:

5

Cách đọc các số đếm hàng triệu

Cho các số hàng triệu, nói các số trong hàng triệu bằng cách bắt đầu bằng các chữ số từ một đến chín theo sau là "million”. Kết thúc bằng cách đọc số hàng ngàn:

Đối với những con số lớn hơn, đầu tiên là các số hàng tỷ “billions” và hàng nghìn tỷ “trillions” theo cách tương tự với hàng triệu:

6

Cách đọc số thập phân

Nói số thập phân với từ "point", theo sau đọc từng số một:

7

Cách đọc số %

Đọc lên con số và theo sau là "percent:"

8

Các đọc các phân số

Số bên trên phân số được đọc theo thông thường, số bên dưới đọc thành số thứ tự:

Các ngoại lệ cho quy tắc này là:

Đọc các hỗn số bằng cách sử dụng “and” để nối 2 phần của hỗn số lại với :

9

Cách đọc đối với một số biểu thức

Dưới đây là cách đọc một số biểu thức quan trọng bằng tiếng Anh:

10

Cách đọc số tiền

Khi bạn nhìn số tiền ví dụ như $60, đọc số rồi theo sau là loại tiền: Sixty dollars.

Nếu số tiền bao gồm số lẻ, hãy thể hiện số tiền chẵn trước, tiếp theo là số lẻ:

Người bản xứ thường chỉ nói con số chứ không kèm theo “dollar” và “cent”

Phần 2: SỐ THỨ TỰ TRONG TIẾNG ANH

Số thứ tự là một số chỉ vị trí hoặc thứ tự liên quan đến các số khác: first, second, third,….

1

Các nguyên tắc của số thứ tự

Thêm “th” vào số đếm:

Các ngoại lệ:

Trong các số thứ tự có giá trị lớn, lưu ý rằng chỉ có số cuối cùng mới sử dụng số thứ tự:

2

Viết bằng số

Khi viết số thứ tự bằng số, dùng 2 chữ cái cuối cùng đi kèm với con số:

Các trường hợp sử dụng số thứ tự

Diễn tả vị trí, thứ hạng:

Các tầng của tòa nhà:

3

Chức danh

Trong cách gọi tên các nhà Vua và Nữ Hoàng, số thứ tự được viết bằng số La Mã. Trong cách nói bằng tiếng Anh, mạo từ xác định được sử dụng trước số thứ tự:

Giới từ chỉ thời gian IN, AT, ON - Hướng dẫn toàn diện

Cách sử dụng giới từ chỉ thời gian

PHẦN I: GIỚI TỪ CHỈ THỜI GIAN AT

Chúng ta dùng AT khi nói về một thời điểm nhất định, hoặc một khoảng thời gian nhưng chúng ta dùng với ý nghĩa là một thời điểm. Cụ thể:

1

AT dùng với một thời điểm nhất định

2

AT dùng với các kỳ nghỉ ngắn

Các kỳ nghỉ ngắn chẳng hạn như:

Một vài câu ví dụ:

Lưu ý rằng: trong tiếng Anh của người Mỹ và người Úc, đôi khi người ta dùng “on the weekend” và cách dùng này cũng được người Anh dùng một cách không chính thống.

3

AT dùng với các khoảng thời gian ngắn mà chúng ta xem như một thời điểm nhất định

Ví dụ:

Ví dụ sử dụng:

Lưu ý rằng có một ngoại lệ là chúng ta dùng in the middle of  thay vì at.

Ví dụ:

4

AT dùng với các bữa ăn:

Ví dụ:

5

AT dùng kèm với NIGHT khi chúng ta muốn diễn đạt ý “vào ban đêm” hoặc chúng ta muốn nói về một sự việc xảy ra “mỗi đêm”

Lưu ý: đôi khi cũng có cách dùng “in the night”. Với cách dùng này, chúng ta diễn tả một việc xảy ra vào một hoặc một vài đêm cụ thể.

Ví dụ:

6

AT dùng trong cụm từ “AT THE MOMENT” (ngay lúc này)

Ví dụ:

Đôi khi chúng ta dùng “IN THE MOMENT” để diễn tả một khoảng thời gian rất ngắn.

PHẦN II: GIỚI TỪ CHỈ THỜI GIAN IN

Chúng ta dùng IN trong các trường hợp sau:

1

Khi chúng ta nói đến một quãng thời gian khá dài

Ví dụ như nói đến mùa (SPRING, SUMMER, AUTUMN, WINTER) hoặc tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ, và những khoảng thời gian khác (như là the week before Christmas, the hours before the exam,..)

Ví dụ:

2

Khi chúng ta nói về việc sẽ mất bao lâu trước khi xảy ra sự kiện gì đó

Cách dùng này có thể thay thế bằng WITHIN.

➜ Within a few minutes, we will be arriving at airport.

3

Khi chúng ta nói về một quãng thời gian mà việc gì đó sẽ chiếm

Ví dụ:

4

Khi chúng ta nói về một phần thời gian trong ngày

Ví dụ như:

Temperatures today should reach 25 degrees in the afternoon. (Nhiệt độ hôm nay có thể là 25 độ vào buổi chiều.)

5

Khi chúng ta nói đến một khoảng thời gian nào đó trong tương lai

Ví dụ:

6

Khi chúng ta dùng cụm từ “IN TIME” có nghĩa là “đúng lúc”

Ví dụ:

PHẦN III: GIỚI TỪ CHỈ THỜI GIAN ON

Chúng ta dùng ON trong các trường hợp sau:

1

Khi chúng ta nói về một ngày cụ thể trong tuần, hoặc một phần của một ngày cụ thể

Ví dụ:

2

Khi chúng ta đề cập đến một ngày, tháng hoặc ngày lễ cụ thể

Ví dụ:

Lưu ý: cụm giới từ “ON TIME” có nghĩa là đúng giờ

Ví dụ:

PHẦN IV: AFTER/ BEFORE

Dùng BEFORE/ AFTER để diễn tả sự việc xảy ra trước hoặc sau một thời điểm/khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ:

PHẦN V: SINCE/ FOR

Dùng SINCE/FOR để diễn tả một khoảng thời gian. SINCE dùng với ngày giờ cụ thể trong khi FOR dùng cho độ dài thời gian.

Ví dụ:

PHẦN VI: NHỮNG LƯU Ý ĐẶC BIỆT

1

Trong một số trường hợp, chúng ta không dùng giới từ trước các mốc thời gian

Ví dụ như: next, any, each, one, last, every, some, all, this, that… hoặc các từ như: yesterday, tomorrow, the day after tomorrow,

Ví dụ:

2

Chúng ta dùng WHAT TIME chứ không dùng AT WHAT TIME trừ khi trong trường hợp cực kỳ trang trọng

Chuyển đổi Câu Chủ Động thành Câu Bị Động

phương pháp chuyển câu chủ động thành câu bị động

Chuyển đổi Câu Chủ Động thành Câu Bị Động không thay đổi ý nghĩa của câu, nhưng nó nhưng nó chuyển sự nhấn mạnh từ chủ thể (người thực hiện hành động) sang đối tượng trực tiếp (điều nhận được hành động).

Direct english Saigon có một bài viết chi tiết & toàn diện về câu bị động bạn nên tìm hiểu qua trước khi đọc bài này: Câu bị động 

Để thay đổi câu thành dạng bị động:

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH THÌ CỦA CÂU

BƯỚC 1: Xác định các loại khác nhau của thì hiện tại

Thì hiện tại mô tả hành động đang được thực hiện trong thời điểm hiện tại, không phải là tương lai, không phải là quá khứ và không phải là một hành động giả định. Ngôn ngữ tiếng Anh có thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành và thì hiện tại tiếp diễn hoàn thành. Tất cả chỉ ra hành động trong hiện tại, nhưng khác nhau trong mô tả của họ về thời gian hành động đã diễn ra.

Hiện tại đơnS + V.

Ví dụ: He writes. (Anh ấy viết.)

Hiện tại tiếp diễn: S + am / is / are + V-ing.

Ví dụ: He is writing.

Hiện tại hoàn thành: S + have / has + V3.

Ví dụ: He has written.

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + has / have + been + V-ing.

Ví dụ: He has been writing.

BƯỚC 2: Xác định các thì quá khứ khác nhau

Giống như tiếng Anh có nhiều thì hiện tại, ngôn ngữ cũng sở hữu nhiều thì quá khứ. Tiếng Anh có thì quá khứ đơn, cũng như quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn và quá khứ hoàn thành thì quá khứ tiếp diễn. Tất cả các câu quá khứ mô tả một cái gì đó đã xảy ra.

Quá khứ đơn: S + V2.

Ví dụ: He wrote.

Quá khứ hoàn thành: S + had + V3.

Ví dụ: He had written.

Quá khứ tiếp diễn: S + was/were + V-ing.

Ví dụ: He was writing.

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + had + been + V-ing.

Ví dụ: He had been writing.

BƯỚC 3: Xác định các thì tương lai

Giống như thì hiện tại và quá khứ, tiếng Anh có nhiều dạng của thì tương lai. Mỗi phiên bản chỉ ra một hành động chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra trong tương lai, và sự khác biệt giữa các loại thì tương lai khác nhau biểu thị sự hoàn thành hoặc chưa hoàn thành của hành động trong tương lai.

Tương lai đơn S + will + V.

Ví dụ: He will write.

Tương lai hoàn thành S + will have + V3.

Ví dụ: He will have written.

Tương lai tiếp diễn S + will + being + V.

Ví dụ: He will be writing.

Tương lai hoàn thành tiếp diễn S + have been + V-ing.

Ví dụ: He will have been writing.

PHẦN 2 : CHUYỂN ĐỔI CÂU

BƯỚC 1: Di chuyển đối tượng (Object) đến đầu câu

Các câu trong thể chủ động thường bắt đầu với chủ thể (Subject) và miêu tả hành động với đối tượng trực tiếp (object). Để chuyển sang thể bị động, chúng ta chuyển đổi vị trí của đối tượng và chủ thể sau đó chia thì lại cho phù hợp. Việc này sẽ giúp nhấn mạnh đối tượng.

Ví dụ:

He will write a letter. (Anh ta sẽ viết một lá thư.)

Câu đang ở thể chủ động và ở thì tương lai đơn. Để chuyển sang thể bị động, chúng ta di chuyển đối tượng (a letter) ra đầu câu và kiểm soát thì

A letter will be written by him. (Một lá thư sẽ được viết bởi anh ấy.)

 

BƯỚC 2: Thêm động từ “to be” ở trước động từ chính trong câu

Việc này giúp động từ chuyển từ thể chủ động sang thể bị động, và nhấn mạnh cách mà đối tượng bị ảnh hưởng bởi hành động, hơn là chủ thể thực hiện hành động như trong thể chủ động của câu.

Tùy thuộc vào thì của câu, động từ “to be” sẽ được chia thành: am / is / are, was, will be, has been,…

 

BƯỚC 3: Thêm giới từ “by” trước chủ thể trong câu bị động

Chủ thể (đi sau “by”) thường được đặt ở cuối câu bị động. Bằng cách để cụm “by subject” ở cuối câu, chúng ta đặt chủ thể sau đối tượng và động từ đã được chia lại.

Ví dụ:

The report is done by May. (Báo cáo được May hoàn thành.)

The house was cleaned by a group of 7 people.  (Căn nhà được làm sạch bởi một nhóm 7 người.)

Trong trường hợp chủ thể không xác định được, chúng ta không cần phải thêm cụm “by” ở cuối câu bị động.

Ví dụ:

Many flowers in the garden were pulled up without reason.  (Nhiều hoa trong vườn bị nhổ lên không vì lý do gì cả.)

The bike is stolen last night.  (Xe đạp bị cướp đêm qua.)

 

BƯỚC 4: Kiểm soát thì của câu

Trong khi chuyển đổi từ chủ động sang bị động, hãy chắc chắn rằng chúng ta đang dùng đúng thì từ thể chủ động. Nhớ luôn giữ nguyên các trợ động từ: những động từ mà thể hiện rõ thì của động từ chính. Trợ động từ bao gồm be, can, do have. Đọc lại câu bị động với chính mình để chắc chắn rằng nó đã được dùng đúng thì của thể chủ động.

Ví dụ:

Thể chủ động – Thì hiện tại: The cat kills the mice.

Thể bị động – Thì hiện tại:The mice are killed by the cat.

 

Thể chủ động – Thì quá khứ tiếp diễn: Some boys were helping the wounded men.

Thể bị động – Thì quá khứ tiếp diễn: ➜ Wounded men were being helped by some boys.

 

Thể chủ động – Thì tương lai hoàn thành: Someone will have stolen my purse.

Thể bị động – Thì tương lai hoàn thành: ➜ My purse will have been stolen by someone.

PHẦN 3 KHI NÀO CHÚNG TA CẦN DÙNG THỂ BỊ ĐỘNG

TRƯỜNG HỢP 1: Loại bỏ sự nhấn mạnh vào chủ thể

Trong khi thể bị động ít được khuyến khích trong văn viết vì nó thể hiện khả năng ngôn từ có phần yếu kém của người viết, nhưng có rất nhiều trường hợp, thể bị động là một lựa chọn không thể thay thế. Thể chủ động nhấn mạnh vào chủ thể của hành động, trong khi thể bị động lại nhấn mạnh vào hành động hoặc nhấn mạnh vào tác nhân của hành động với đối tượng chịu tác động và loại bỏ luôn chủ thể của hành động nếu cần.

➜ Hãy cẩn thận khi loại bỏ sự nhấn mạnh vào chủ thể của câu, trong một vài trường hợp điển hình, việc này sẽ khiến người đọc bị hoang mang. Thể bị động có thể loại bỏ hoàn toàn chủ đề của câu trong trường hợp này.

Ví dụ:

Một chính trị gia nói: I have lied to the American people(Tôi đã từng dối gạt người Mỹ.).

➜ Câu này có thể được coi là một lời thú tội và ăn năn.

Nếu câu này được dùng ở thể bị động: The American people have been lied to”, chủ thể câu nói là người chính trị gia sẽ loại bỏ bất kỳ sự nhận lỗi nào từ bản thân người đó bằng cách dùng thể bị động.

 

TRƯỜNG HỢP 2: Đặt đối tượng trực tiếp ở một vị trí quan trọng

Nếu chủ thể của câu tương đối không quan trọng, trong khi đối tượng trực tiếp chịu tác động của hành động lại quan trọng, thể bị động có thể có ích hơn là thể chủ động.

Những người viết tiếng Anh thường dùng thể bị động để miêu tả một sự việc hoặc một sự kiện mà đối tượng bị ảnh hưởng bởi tác động có sự liên quan nhiều hơn so với chủ thể của hành động.

Ví dụ:

Things were stolen too much that it is announced that people should be more careful.  (Mọi thứ bị trộm quá nhiều đến nỗi mà mọi người được thông báo rằng nên cẩn thận hơn.)

 

TRƯỜNG HỢP 3: Viết một bài báo về khoa học hoặc công nghệ bằng thể bị động

Trong các bài viết khoa học, thể bị động được dùng để thể hiện tính khách quan, hoặc để tách rời chủ thể khỏi chủ đề điều tra của bài báo.

Trong một bài báo về khoa học, các miêu tả phương pháp Methods, Materials, hoặc Processes thường luôn được đặt ở thể bị động.

Ví dụ:

My team is putting everything together for the presentation.

Everything is being putting together for the presentation.  (Tất cả mọi thứ đang được sắp xếp với nhau cho bài thuyết trình.)

We set up the room for our meeting tomorrow.

The room was set up for our meeting tomorrow.  (Căn phòng đã được chuẩn bị cho buổi họp của chúng ta ngày mai.)

Cùng lý do này, thể bị động cho vay ẩn danh cho hành động: bất kỳ ai cũng có thể sao chép thử nghiệm bằng cách lặp lại các quy trình tương tự. Bằng cách sử dụng thể bị động, bạn có thể lập luận rằng các kết quả có thể được nhân rộng bất kể nhà khoa học nào thực hiện các hành động.

Kỹ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là một kỹ năng quan trọng trong văn viết vì vậy bạn hãy cố gắng luyện tập thường xuyên, và làm nhiều bài tập để trau dồi kỹ năng.

 

 

Câu bị động - Passive voice

Cấu trúc câu bị động trong tiếng anh

PASSIVE VOICE - câu bị động trong tiếng anh
ACTIVE (CHỦ ĐỘNG) PASSIVE (BỊ ĐỘNG)
S + Transative V + Direct Object S + To BE + V3 + By + Agent

Lưu ý: Động từ ở thể bị động: be + PP (V3/-ed)

Tham khảo thêm: Bản động từ bất quy tắc thông dụng nhất (Được cập nhật)

Ví dụ:

My parents bought a new house. (Bố mẹ tôi vừa mua một căn nhà mới.)

A new house was bought by my parents. (Một căn nhà mới vừa được bố mẹ tôi mua.)

Jane ought to have delivered this package yesterday. (Jane phải gửi gói hàng này hôm qua.)

This package ought to have been delivered by Jane yesterday. ( Gói này phải được Jane giao hôm qua. )

On which line is he to place his signature? 

On which line is his signature been to place? (Anh ta phải ký ở hàng nào?)

Did he have to do his homework yesterday? (Hôm qua anh ta có bị bắt phải làm bài tập không?)

Did his homework have to be done yesterday? 

Did he do his homework yesterday? (Hôm qua anh ta có làm bài tập không?)

Was his homework done yesterday?

Cách sử dụng câu bị động và cấu trúc câu bị động trong tiếng anh

A. Các nguyên tắc

Chúng ta dùng ACTIVE để mô tả hành động và PASSIVE để đề cập đến kết quả của hành động. Khi muốn diễn đạt một nội dung có chủ từ mơ hồ (VAGUE SUBJECT) chúng ta không nên dùng ACTIVE mà nên dùng PASSIVE.

Ví dụ:

Thay vì viết: Someone has stolen my pen.

Chúng ta nên viết: My pen has been stolen.

Một câu ACTIVE với 2 Object khi được chuyển sang PASSIVE sẽ có 2 dạng câu tương ứng nhưng chúng ta sẽ thường dùng dạng PASSIVE có liên quan đến con người.

Ví dụ:

My friend give me a nice present. (Bạn tôi tặng tôi một món quà dễ thương.)

I was given a nice present by my friend. (*)

A nice present was given me by my friend.

Với PASSIVE, chúng ta có thể dùng động từ TO GET thay cho TO BE nhưng cần chú ý đến hai điểm lưu ý quan trọng sau:

  • TO GET dùng chỉ một việc đột ngột xảy ra, không dự trù trước được.
  • Khi dùng TO GET cho con người, câu PASSIVE lại mang nghĩa.

Sử dụng câu bị động hiệu quả trong tiếng anh

Ví dụ:

She got married last year. (Cô ấy cưới năm ngoái.)

Một câu PASSIVE có thể mang nghĩa ACTIVE thì ngược lại một câu ACTIVE cũng có thể mang nghĩa PASSIVE.

Ví dụ:

She often suffers from cold. (Cô ấy thường bị cảm lạnh.)

B. Phương pháp chuyển từ câu Chủ Động sang câu Bị Động

BƯỚC 1:

Lấy tân ngữ (O) của câu chủ động làm chủ ngữ (S) cho câu bị động. Trong trường hợp có 2 tân ngữ (1 trực tiếp - 1 gián tiếp), muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào thì đưa nó lên làm chủ ngữ (thường tân ngữ gián tiếp sẽ làm chủ ngữ).

Ví dụ:

I always do the homework.

The homework is always done by me.

I gave him a gift.

➜ Trong câu này, “a gift” là tân ngữ trực tiếp, “him” là tân ngữ gián tiếp. Chuyển sang bị động: “He was given a gift by me” hoặc “A gift was given to him”.

BƯỚC 2:

Đổi động từ (V) ở chủ động sang động từ (V) ở bị động. Verb bị động ở các thì như sau:

Thì hiện tại đơn:

 

AM/IS/ARE + PP

My sister reads every morning.

 

➜ Books are read by my sister every morning.

Chị tôi đọc sách mỗi buổi sáng.

Thì hiện tại tiếp diễn:

 

AM/IS/ARE + BEING + PP

He is writing a letter.

 

➜ A letter is being written (by him).

Anh ấy đang viết thư.

Thì hiện tại hoàn thành:

 

HAVE/HAS BEEN + PP

I have bought a house.

 

➜ A house has been bought (by me).

Tôi vừa mua nhà.

Thì quá khứ đơn:

 

WAS/WERE + PP

Mr. Henry taught English.

 

➜ English was taught by Mr. Henry.

Ông Henry dạy tiếng Anh.

Thì quá khứ tiếp diễn:

 

WAS/WERE + BEING + PP

She was doing homework at 8 o’clock last night.

 

➜ Homework was being done at 8 o’clock last night.

Cô ấy đang làm bài tập lúc 8h tối qua.

Thì quá khứ hoàn thành:

 

HAD + BEEN + PP

She had learned this language by 2010.

 

➜ This language had been learned by 2010.

Công ấy đã học thứ tiếng này từ 2010.

Thì tương lai đơn:

 

WILL/SHALL + BE + PP

They will build a house.

 

➜ A house will be built (by them).

Họ sẽ xây nhà.

Thì tương lai gần:

 

AM/IS/ARE + GOING TO + BE + PP

We are going to buy a computer.

 

➜ A computer is going to be bought (by us).

Chúng tôi sắp mua máy tính.

Động từ khiếm khuyết:

 

CAN/MUST/SHOULD/OUGHT TO+ BE + PP

He can play badminton well.

 

➜ Badminton can be played well.

Anh ấy có thể chơi cầu lông giỏi.

BƯỚC 3:

Chủ ngữ (S) trong câu chủ động chuyển thành tân ngữ (O) trong câu bị động và thêm giới từ “by” trước đó. Nhưng phải lưu ý:

  • Các chủ ngữ “I, you, we, they, she, he, it, people, someone, somebody,…” thường được lược bỏ trong câu bị động.
  • Trạng từ tần suất nằm sau “to be” và trước động từ thường.

Ví dụ:

She always does the housework. (Cô ấy luôn làm xong việc nhà.)

The housework is always done. 

Trạng từ chỉ nơi chốn đứng trước “by + O”, trạng từ chỉ thời gian đứng sau “by + O”.

Nam bought this dictionary in this store in 2008. (Nam mua quyển từ điển ở cửa hàng này năm 2008.)

This dictionary was bought in this store by Nam in 2008.

Xem qua bài hướng dẫn chi tiết hơn về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

C. Các dạng đặc biệt của câu bị động

DẠNG 1: Với động từ NEED

Active Voice Passive Voice
S + NEED + to V1 + O S + NEED + V-ing

 

(Đây là dạng bị động của Gerund)

S + NEED + TO BE + V3/-ed

Ví dụ:

I need to cut my hair. (Tôi cần cắt tóc.)

My hair needs cutting.

My hair needs to be cut.

DẠNG 2: Với động từ theo sau là “to + V1” hoặc “Gerund (V-ing)”

Active Voice Passive Voice
S + V + (O) + to + V1 S + V + to be + V3/-ed
S + V + (O) + Gerund S + V + being + V3/-ed
S + V + to have + V3/-ed S + V + to have been + V3/-ed
S + V + having + V3/-ed S + V + having been + V3/-ed

Ví dụ:

I want my sister to tell this story again. (Tôi muốn chị tôi kể chuyện lần nữa.)

I want this story to be told again by my sister.

She likes me taking some places. (Cô ấy thích tôi đi một số nơi.)

She likes some places being taken.

I enjoy reading these novels. (Tôi thích đọc tiểu thuyết.)

I enjoy these novels being read.

Là dạng câu bị động phổ biến trong tiếng anh

DẠNG 3: Với động từ giác quan: SEE, WATCH, HEAR, SMELL, TASTE,…

Active Voice Passive Voice
S + V + O + V1 S + be + V3/-ed + to V1
S + V + O + Gerund S + be + V3/-ed + Gerund

Ví dụ:

I saw her sing a song. (Tôi nhìn thấy cô ấy hát một bài hát.)

She was seen to sing a song.

I saw her singing a song. (Tôi nhìn thấy cô ấy hát một bài hát.)

Shee was seen singing a song.

 

DẠNG 4: Với động từ MAKE, LET:

Active Voice Passive Voice
S + MAKE + O + V1 S + BE + MADE + to V1
S + LET + O + V1 S + BE + LET/ALLOWED + to V1

 

(thường dùng allow)

Ví dụ:

He makes me cry a lot. (Anh ấy khiến tôi khóc rất nhiều.)

I am made to cry a lot.

She lets her children play soccer in the garden on Sunday afternoon. (Cô ấy để lũ trẻ chơi đá banh trong vườn vào chiều chủ nhật.)

Her children are allowed to play soccer in the garden on Sunday afternoon.

 

DẠNG 5: Với thể nhờ bảo: dùng động từ HAVE hoặc GET (nhờ ai đó làm gì)

Active Voice Passive Voice
S + HAVE SB TO STH S + HAVE STH + V3/-ED BY SB
S + GET SB TO DO STH S + GET STH + V3/-ED BY SB

Ví dụ:

I have my brother repair this bike. (Tôi nhờ em trai tôi sửa chiếc xe.)

I have this bike repaired by my brother.

She gets him to do this exercise. (Cô ấy bắt anh ta làm xong bài tập.)

She gets this exercise done.

 

DẠNG 6: Với động từ tường thuật hoặc bày tỏ ý kiến: SAY, REPORT, SHOW, THINK, BELIVE, CONSIDER, EXPECT, FEEL, HOPE, KNOW, PROVE,…

Active Voice S1 + SAY/BELIVE/KNOW… + (THAT) + S2 + V…
Passive Cách 1: IT + IS/WAS + SAID/BELIVE/KNOWN… + THAT + S2 + V…
Passive Cách 2: S2 + BE + SAID/BELIEVED/KNOWN… + TO V1/TO HAVE V3/-ED…

XẢY RA 2 TRƯỜNG HỢP:

Trường hợp 1: Động từ ở mệnh đề chính cùng thì với động từ ở mệnh đề tưởng thuật: dùng “to V1”.

They said that she learned English. (Họ nói rằng cô ấy học tiếng Anh.)

She was said to learned English.

People believe that she is living in this country. (Người ta tin rằng cô ấy sống ở vùng nông thôn.)

She is believed to be living in this country.

Trường hợp 2: Động từ ở mệnh đề chính trước thì so với động từ ở mệnh đề tường thuật: dùng “to have + V3/-ed”. Cụ thể các thì như sau:

ĐỘNG TỪ Ở MỆNH ĐỀ TƯỜNG THUẬT ĐỘNG TỪ Ở MỆNH ĐỀ CHÍNH
Hiện tại Hiện tại hoàn thành
Hiện tại Quá khứ
Quá khứ Quá khứ hoàn thành

Ví dụ:

People say that he worked in this bank. (Người ta nói rằng anh ấy làm việc ở ngân hàng.)

He is said to have worked in this bank.

LƯU Ý:

  • Khi một TO INFINITIVE được kết hợp vào câu, thì của nó tùy thuộc vào động từ chính.
  • Khi một PERFECT INFINITIVE được kết hợp vào câu, thì của nó được hiểu là xảy ra trước động từ chính và thường tương đương với thì hoàn thành.

Dạng 7: Với câu mệnh lệnh

Active Voice Passive Voice
V + O… LET + O + BE + V3/-ED…

Ví dụ:

Write your name on the board. (Viết tên bạn lên bảng.)

Let your name be written on the board.

Open the window. (Mở cửa sổ.)

Let the window be opened.

Dạng 8:  Bị động với công thức

Active Voice Passive Voice
IT IS/WAS + ADJ + TO V INF + O IT IS/WAS + ADJ + FOR + O + TO BE + V3/-ED

Các tính từ ở dạng này: important, necessary, impossible…

Ví dụ:

It is very necessary to solve this problem. (Rất cần thiết để giải quyết vấn đề.)

It is very necessary for this problem to be solved.

Dạng 9:

Active Voice Passive Voice
IT IS SB’S DUTY TO V (INF)… S + BE + SUPPOSED TO V (INF)…

Ví dụ:

It is your duty to do this exercise. (Đây là nhiệm vụ của bạn làm bài tập này.)

You are supposed to do this exercise.

Dạng 10:

Active Voice Passive Voice
S + SUGGEST/RECOMMEND + V-ING + O S + SUGGEST/RECOMMEND + S +SHOULD BE V3/-ED

Ví dụ:

They recommend buying a house. (Họ khuyên nên mua một ngôi nhà.)

They recommend that a house should be bought.

Trên đây là bài viết về Câu bị động - The Passive, bài viết này sẽ luôn được cập nhật trong tương lai.