10 Từ vựng Tiếng Anh văn phòng thông minh sử dụng tại nơi làm việc

10 từ tiếng anh thông mình dùng tại nơi làm việc

Vậy hãy cùng nhau tham khảo 10 từ tiếng Anh thần thánh này nhé.

CERTAINLY

Certainly là từ đồng nghĩa với okay hay là no problem, những từ rất thông dụng trong giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày.

Vậy lần tới khi sếp bạn hỏi rằng: “Could you please get that document to me by the end of the afternoon?” 

Bạn hoàn toàn có thể đáp lời sếp rằng: “Certainly!”

MODIFY

Mọi thứ ở công ty luông thay đổi. Vấn đề là mọi người đều không thích thay đổi, nên từ “change” khiến mọi người cảm giác khó chịu, và sẽ khiến mọi người khó chịu với bạn nếu bạn dùng từ này để thông báo sự thay đổi nào đó trong việc mọi người đang làm.

Một cách khác để nói về sự thy đổi mà có thể khiến mọi người cảm giác dễ chịu hơn khi nghe là  ‘modify’. Từ này có nghĩa rằng đây là sự thay đổi nhỏ, hoặc là sự thay đổi đơn giản, như vậy cũng có nghĩa là nó ít đáng sợ hơn so với “change”.

Thay vì nói rằng:

 ‘We need to change what we are doing here because the customer isn’t happy.’ 

Bạn có thể dùng từ modify và nói:

Modifying our approach would make the customer happier.

 COMPLICATIONS

Có một từ trong tiếng Anh là nỗi ám ảnh của tất cả những nhân viên đang làm việc, từ đó là ‘problem’.

Khi có ai đó bước vào văn phòng và nói rằng ‘there is a problem’, không một ai mà không thấy khó chịu với lời thông báo này! Vì thế, để câu nói này mang tính tích cực hơn và gây ấn tượng tốt hơn, hãy thử một từ được ưa thích hơn là ‘complication’

Thay vì nói: There is a problem with the order and it is running really late.

Nói rằng: There have been some complications and the order’s been delayed.

SENSATIONAL

Đừng hiểu sai vấn đề ở đây, bởi vì từ awesome là một từ rất hay, nhưng cũng chính vì quá hay quá đẹp nên nó trở nên một từ thông dụng được sử dụng quá đại trà.

Nhưng nếu tại môi trường công việc, từ “awesome” được sử dụng nhiều đến mức nhàm chán, và đồng thời cũng khiến chính nó mất đi tính đặc biệt của nó cũng chỉ vì được sử dụng quá nhiều.

Vì thế, chắc chắn sẽ là một động thái tốt khi chúng ta dùng những từ đồng nghĩa với  ‘awesome’. Bạn sẽ khiến lời nói của mình màu sắc hơn, đa dạng hơn và khác biệt hơn.

‘Sensational’ trong trường hợp này là một lựa chọn tốt, nó có nghĩa tương đương, diễn tả một điều gì đó rất tuyệt hoặc rất thú vị, và đây cũng là một từ rất tích cực.

Nếu đồng nghiệp của bạn thông báo mời coffee, bạn nên nói gì thay vì câu “That would be awesome? Câu đó chắc chắn là: “That would be sensational!! 

ELABORATE

Elaborate là một động từ đồng nghĩa với cụm động từ to give more details.

Nên thay vì hỏi một cách không được thân thiện lắm với đồng nghiệp rằng, “what do you mean?”

Bạn có thể nói: “Could you elaborate?” – thân thiện, lịch sự hơn và thậm chí là chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

LEVERAGE

Các công ty đều thích từ leverage. Nếu bạn nói về từ này tại môi trường công việc, bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng tốt với tất cả mọi người.

Nó có cùng ý nghĩa với getting an advantage, đều có ý nghĩa rằng chúng ta đang có lợi thế, vì thế bạn có thể nói với đồng nghiệp của mình: “Modifying our approach could give us real leverage here (câu này có nghĩa là nếu chúng ta thay đổi những gì chúng ta đang làm, chúng ta hoàn toàn có thể giành được lợi thế lớn). Sử dụng “leverage” nghe sang chảnh hơn hẳn, đúng không nè?

 RAMIFICATIONS

Sự thật là, trong môi trường công việc, chúng ta chắc chắn phải đối mặt với những lúc phải bàn về các vấn đề tệ hại đang xảy ra hoặc sắp xảy ra. Vậy tại sao chúng ta không học cách để nói về nó một cách thông minh hơn và gây ấn tượng tốt hơn?

Từ mà các bạn cần dùng trong trường hợp này là ‘ramifications’ có nghĩa là những thứ tồi tệ xảy ra mà chúng ta không muốn hoặc không ngờ tới.

Chúng ta thường dùng từ này đi kèm với từ ‘potential’.

Ví dụ, khi xem xét một ý tưởng tại nơi làm việc, nếu bạn muốn đề xuất nhóm nghĩ về khả năng cho các tình huống tiêu cực không mong muốn có thể xảy ra, bạn có thể nói: “We may need to consider the ramifications before proceeding.” 

PERPLEXING

Đôi khi việc xảy ra ở chỗ làm của chúng ta rất khó hiểu.

Có thể rằng khách hàng của bạn vừa làm một việc không thể tưởng tượng được, hoặc là công việc bạn đang xử lý bỗng dưng biến mất… hoặc email mà sếp bạn gửi đi cho nhóm chỉ mình bạn không nhận được.

Trong những trường hợp này, thay vì dùng những câu cảm thán quen thuộc kiểu ‘That’s weird!’ hoặc là ‘I’m confused’, hãy dùng câu  ‘That’s perplexing’ – nghe sẽ chuyên nghiệp và thú vị hơn nhiều, đúng không?

Bạn vẫn chỉ đơn giản nói rằng điều đó thật là kỳ quặc, nhưng câu nói của bạn ấn tượng hơn rất nhiều so với những mẫu câu thông thường cho trường hợp này.

STRAIGHTFORWARD

Tất cả mọi người đều thích công việc được thuận lợi.

We hope that a project will be easy, that preparing for the presentation will be easy and that meeting our deadlines will be easy.

Thay vì dùng từ ‘easy’, hãy gây ấn tượng bằng vốn từ vựng của bạn và nói rằng ‘straightforward’.

Ví dụ:

“Working with this client should be quite straightforward, they have clear goals and timelines.”

LIKE

(một từ chúng ta nên tránh dùng)

Đã đến lúc nói về những từ mà chúng ta đã sử dụng quá nhiều đến mức nhàm chán và chúng ta cần phải ngưng sử dụng nó. Trong trường hợp này là từ “like”.

Từ này được chúng ta sử dụng quá nhiều, đến mức nó có thể xuất hiện đến 4,5 lần trong cùng một câu nói. Trong môi trường công sở, sử dụng qúa nhiều từ này có thể khiến bạn trở nên kém chuyên nghiệp, đặc biệt khi bạn dùng như một cách khỏa lấp câu nói của mình. Vì thế, thay vì ném quá nhiều “like” vào câu nói của mình, hãy nghỉ một chút ở giữa câu, nghĩ thật kỹ về điều tiếp theo bạn nói và nói chậm rãi sau đó.

Một vài từ đồng nghĩa để chúng ta có thể thay thế cho “like” để giới thiệu thông tin. Ví dụ:

Đừng nói: There are lots of opportunities like this for our product.

Hãy nói: There are plenty of opportunities such as this for our sensational product.

Một vài chọn lựa khác: for instance hay là specifically.

Bạn hãy tập làm quen với 10 từ này, cố gắng sử dụng chúng và khiến chúng trở nên quen thuộc với bản thân nhé. Sau này, khi đã quen thuộc, bạn sẽ dùng chúng tự nhiên nhất có thể, qua đó sẽ thể hiện được kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hoàn hảo của bản thân! Chúc bạn may mắn!

Cách xin lỗi bằng Tiếng Anh

Nói lời xin lỗi trong tiếng anh

Trong tiếng Anh có câu thành ngữ “everyone makes mistakes”, đây là câu thành ngữ quan thuộc với một lý do duy nhất: tất cả mọi người đều mắc lỗi. Nhưng, khi mắc lỗi, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu gì. Điều tốt nhất có thể làm là chúng ta học cách xin lỗi sao cho khi sự việc đã xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể xin lỗi một cách chân thành nhất, và tránh được những tình huống không hay sau đó.

Bạn sẽ học chính xác những gì cần nói và làm thế nào để giải quyết mọi thứ để bạn có thể bước qua lỗi lầm của mình một cách nhẹ nhàng.

Thậm chí, đến cuối bài học này, bạn sẽ biết cách giải quyết những sai lầm một cách duyên dáng và tự tin, cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày, với 4 bước đơn giản.

Bước 1: Thừa nhận sai lầm

Nghe có vẻ rất dễ dàng, nhưng đây là việc không phải ai cũng có thể làm một cách thoải mái.

Phải mất một thời gian hoặc một vài kinh nghiệm thực tế thì một người thực sự trưởng thành mới có thể sở hữu hoặc thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm. Che giấu sai phạm hoặc cố gắng che đậy nó thường xuyên dẫn đến rắc rối và như một câu trong tiếng Anh rất phổ biến: “it can come back to bite you” (Nó có thể quay lại cắn bạn!). Vì lợi ích của danh tiếng, sự chuyên nghiệp và cả địa vị xã hội của bạn, sẽ tốt hơn rất nhiều khi thành thật và thừa nhận bạn đã phạm sai lầm.

Hãy hiểu rằng sai phạm cũng là một vấn đề hết sức thông thường đến mức chúng ta hoàn toàn ngay lập tức có thể kể đến một sai phạm gần nhất của mình mà không cần suy nghĩ quá lâu. Và tất nhiên, việc thừa nhận sai lầm ngay lập tức sẽ giúp chúng ta vượt qua nó dễ dàng hơn.

Trong tiếng Anh, khi thừa nhận sai lầm, chúng ta thường sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense) khi nó xảy ra gần đây hoặc những ảnh hưởng của sai lầm vẫn đang hiện hữu.

Bạn có thể dùng các mẫu câu:

Hoặc chúng ta cũng có thể nói:

 Dĩ nhiên, chúng ta đều có cảm xúc khi chúng ta mắc lỗi. Vì thế, khi thừa nhận sai lầm của mình, sẽ tốt hơn nếu bạn thêm vào đó một chút cảm xúc của bản thân.

Bạn có thể nói như sau:

Bước 2: Xin lỗi chân thành

Bạn đã nhận ra mình phạm sai lầm, bạn cũng đã thừa nhận sai lầm của bản thân.

Bây giờ là lúc bạn cần phải xin lỗi. Tất nhiên, bạn có thể đơn giản nói “I’m sorry.” Nhưng chúng ta còn một vài lựa chọn phong phú để thay thế cho câu nói đơn giản này.

Thêm vào đó, chúng ta thường dùng cách nhấn mạnh từ trong một câu nói để gửi đi thông điệp rằng chúng ta thật sự hối lỗi ra sao chỉ bằng một số từ khóa. Ví dụ, bạn sẽ nhấn mạnh vào các từ kiểu như “SO sorry” hoặc là “REALLY sorry”.

Bạn hãy thử các cách sau:

Các mẫu câu dưới đây thường xuyên được dùng trong môi trường công việc:

Bước 3: Giải thích điều đã xảy ra (ngắn gọn)

Sau khi xin lỗi chân thành, việc cần làm tiếp theo là giải thích chuyện đã xảy ra một cách ngắn gọn nhất có thể. Bạn sẽ không muốn gỉai thích quá dài dòng và phức tạp vì nó sẽ khiến cho bạn trở nên như đang ngụy biện cho sai lầm của mình.

Hãy giải thích ngắn gọn và rõ ràng.

Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể dùng:

Bước 4: Nói ra cách bạn dùng để giải quyết sai lầm

Bạn đã thừa nhận sai lầm và cũng đã xin lỗi vì việc đó. Điều cuối cùng bạn cần làm là nói cho mọi người biết bạn sẽ dùng cách nào để giải quyết hậu quả của sai lầm đó.

Đó có thể là cách bạn sẽ giải quyết hậu quả ngay lập tức hoặc đó là cách bạn sẽ không lặp lại sai lầm này trong tương lai. Bạn có thể dùng các mẫu câu:

Bây giờ bạn đã biết được đầy đủ 4 bước để xin lỗi một cách chân thành và duyên dáng khi giao tiếp Tiếng Anh.

Hãy cùng xem một ví dụ dưới đây khi bạn trót quên một cuộc họp ở văn phòng bởi vì bạn đã lưu sai thông tin về thời gian. Đó là một sai lầm đơn giản với những hậu quả đáng xấu hổ khiến bạn cảm thấy không chuyên nghiệp. Nhưng nó không phải là kết thúc của mọi thứ. Hãy nhớ rằng, “everyone makes mistakes”.

Hãy xử lý sai lầm này với 4 bước. Đây là điều bạn có thể nói:

“Oh my goodness, that was a real oversight. I’m so sorry about that. I had that meeting down in my calendar for tomorrow. I would hate for this to happen again.  I want to be more careful in future, so I’ve found a great calendar we can use online and synch up all our meeting times. It has reminders, so this will not happen again.”

 Bây giờ hãy thử luyện tập giao tiếp tiếng Anh với các tình huống như sau nhé. Chọn một trong số các tình huống và hãy thử nói lời xin lỗi xem. Hãy nhớ 4 bước: Thừa nhận sai lầm, Xin lỗi, Giải thích ngắn gọn, Nói ra cách bạn sửa chữa sai lầm.

  1. Bạn làm mất hồ sơ quan trọng của công ty. Bạn đã tìm kiếm khắp nơi và vẫn không thể tìm ra nó. Bạn sẽ nói gì với sếp của mình?
  2. Bạn gửi một emai nhầm lẫn đến một đối tác tiềm năng của công ty và trong email đó bạn đã đính kèm một số thông tin mật về một khách hàng khác của công ty. Sếp của bạn đã nhận được email và than phiền về việc này. Bạn sẽ nói gì?

Chúc bạn xin lỗi thành công!

Học cách từ chối lịch sự bằng Tiếng Anh

Trong văn hóa giao tiếp của người Anh, việc bạn từ chối một việc bạn không thể hoặc không muốn làm là hết sức bình thường. Việc từ chối trong giao tiếp tiếng Anh cũng bình thường như việc bạn chào họ, cảm ơn hay xin lỗi vậy.

Dưới đây là những lý do vì sao từ chối lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần học:

Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng bận rộn và vì sự cân bằng cho cuộc sống của chính mình, bạn cần phải học cách từ chối.

Có thể bạn đã nhận lời giúp đỡ việc gì đó ở trường, hoặc bạn nhận lời đưa ai đó đi đâu đó, bạn có thể đã nhận lời làm một cái bánh sinh nhật cho một người bạn. Hoặc bạn đã đồng ý tham gia tổ chức một bữa tiệc; hoặc bạn đã đồng ý trông chừng lũ trẻ và thú cưng của một người bạn trong quãng thời gian họ đi du lịch xa. Khi bạn đã có rất nhiều thứ phải lo lắng và đã tốn rất nhiều thời gian, thật sự sẽ là quá sức nếu có ai đó lại nhờ bạn làm một việc gì đó. Khi đó, bạn chắc chắn phải từ chối thôi. Nhưng cũng có thể bạn sẽ cảm thấy có lỗi. Vậy thì đừng chỉ đơn giản nói “không được”. Hoặc bạn không muốn làm phật ý ai đó, thì thay vì ngay lập tức nói “không được”, bạn hoàn toàn có thể dùng các cách nói dưới đây để thay thế.

Với những cách nói này, chắc chắn bạn sẽ không phải đồng ý những việc bạn không thể thật sự hoàn thành tốt.

Khi bạn cần phải từ chối, hãy thật lòng nhưng đừng chia sẻ quá chi tiết

Bạn có thể có hàng tá những lý do bịa đặt dùng để từ chối một việc gì đó, ví dụ như  “I’m sorry I can’t make it, my dog is sick and I need to give it medicine on the hour.”’Nhưng trong giao tiếp tiếng Anh, sự chân thành luôn được đánh giá cao, và bạn nên bày tỏ điều đó với người mình đang giao tiếp.

Khi bạn cần phải từ chối một lời mời hoặc một yêu cầu giúp đỡ, bạn nên từ chối một cách chân thành nhưng đừng đưa ra quá nhiều chi tiết lý do. Cho dù là vì bạn thật sự bận rộn hay chỉ vì đó là việc bạn thật sự không muốn làm, tất cả những gì bạn cần phải nói đơn giản chỉ là:

Nhưng sẽ thế nào nếu như họ năn nỉ, hoặc bạn bị tạo áp lực đến mức khó mà từ chối?

Một vấn đề quan trọng là bạn đừng rời cuộc trò chuyện với lời hứa lấp lửng kiểu “maybe”

Nếu bạn rơi vào tình huống “maybe”, tức là bạn chưa hoàn toàn từ chối, hãy dùng những mẫu câu dưới đây:

Những câu trả lời này ngụ ý rằng bạn vẫn có thể đồng ý với lời mời/ lời nhờ vả của họ. Thay vào đó, nếu bạn vẫn tiếp tục muốn từ chối, vậy hãy dùng những mẫu câu sau:

Nhưng nếu bạn từ chối là bạn đang làm phật lòng ai đó?

Đôi khi chúng ta lo lắng rằng chúng ta sẽ làm phật lòng ai đó hoặc khiến họ buồn vì chúng ta từ chối họ. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng và thêm vào cảm giác của mình, hầu hết mọi người đều sẽ thông cảm. Ví dụ:

Vậy nếu lỡ bạn đã đồng ý thì sao?

Đây thật sự là vấn đề bạn cần phải giải quyết.

Vấn đề lớn nhất trong việc từ chối điều gì đó là khi chúng ta đã đồng ý rồi – chúng ta đã đồng ý nấu một món ăn trong bữa tiệc cuối tuần, chúng ta đã đồng ý làm thế cho đồng nghiệp vào cuối tuần, chúng ta đã hứa cùng đi mua sắm với bạn mình, hoặc đã hứa làm giúp bạn mình một phần báo cáo quan trọng.

Đôi khi chúng ta đồng ý, nhưng sau đó có việc phát sinh và hiện tại mình đang có những ưu tiên khác quan trọng hơn.

Chúng ta có một thuật ngữ trong tiếng Anh cho vấn đề này: to back out of something.

Cái ý nghĩ phải từ chối một việc mình đã nhận lời thật sự rất áp lực,  đó là nỗi ám ảnh rằng bạn phải sắp xếp mọi thứ một cách hoàn hảo hoặc phải tìm được cho mình một lối thoát. Thuật ngữ “to back out of something” diễn tả chính xác ý muốn của bạn trong tình huống này: muốn từ chối việc mình đã không còn có khả năng đảm nhiệm nữa. Vậy, trong hoàn cảnh này, chúng ta buộc phải tự thừa nhận khả năng của mình – mình không có thời gian và sức lực để làm việc mình đã hứa mà vẫn thoải mái tinh thần hay không? – nếu câu trả lời cho câu hỏi này là “không” thì chúng ta sẽ bắt buộc phải từ chối.

Đây là cách:

Bước 1: Xin lỗi và Giải thích

Bước 2: Giới thiệu một sự giúp đỡ khác (nếu có thể)

Bước 3: Kết thúc với hy vọng của bạn

Bây giờ bạn đã có thể từ chối trong giao tiếp bằng tiếng Anh và thậm chí là từ chối sau khi đã đồng ý.

5 Nguyên tắc giúp bạn nói Tiếng Anh lưu loát

1. Đừng phụ thuộc vào ngữ pháp quá nhiều

Quy tắc này nghe có vẻ lạ đối với nhiều sinh viên, nhưng nó là một trong những quy tắc quan trọng nhất để nói tiếng Anh trôi chảy. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi, thì hãy học ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở nên thông thạo tiếng Anh, thì bạn nên cố gắng học tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp.

Học ngữ pháp sẽ chỉ làm bạn chậm lại và làm bạn bối rối. Bạn sẽ nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì tự nhiên nói một câu như người bản xứ. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ người nói tiếng Anh biết hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên biết nhiều ngữ pháp hơn người bản ngữ. Đây là sự thật từ nhiều giáo viên người Anh giảng dạy trên thế giới.

Hãy thử hỏi người bản xứ một vài câu hỏi về ngữ pháp tiếng Anh, và bạn sẽ thấy chỉ một vài người trong số họ biết câu trả lời đúng. Tuy nhiên, họ thông thạo tiếng Anh và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp hiệu quả.

Vậy thì câu hỏi là bạn có muốn đọc thuộc định nghĩa của động từ nguyên tắc hay bạn muốn có thể nói tiếng Anh trôi chảy ?

2. Học cách nói theo cụm từ

Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng ghép nhiều từ lại với nhau để tạo ra một câu đúng. Cách học này khiến sinh viên học được rất nhiều từ vựng, nhưng họ không thể tạo ra một câu đúng. Lý do là vì họ không học cụm từ. Khi trẻ em học một ngôn ngữ, chúng học cả từ và cụm từ với nhau. Tương tự như vậy, bạn cần nghiên cứu và học các cụm từ.

Vì vậy, đừng dành hàng giờ để học nhiều từ khác nhau. Sử dụng thời gian đó để nghiên cứu các cụm từ thay thế và bạn sẽ nói tiếng Anh trôi chảy.

Đừng định nghĩa

Khi bạn muốn tạo một câu tiếng Anh, đừng dịch các từ từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự các từ có lẽ hoàn toàn khác nhau và bạn sẽ chậm và không chính xác khi làm điều này. Thay vào đó, hãy học các cụm từ và câu để bạn không phải suy nghĩ về những từ bạn đang nói. Nó nên được tự động trở thành thói quen của bạn.

Một vấn đề khác với dịch thuật là bạn sẽ cố gắng kết hợp các quy tắc ngữ pháp mà bạn đã học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo câu tiếng Anh là không chính xác và nên tránh.

3. Đọc và nghe chưa đủ, bạn phải thực hành nói

Đọc, nghe và nói là những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này cũng đúng với tiếng Anh. Tuy nhiên, nói là yêu cầu duy nhất để thành thạo. Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học nói trước là điều bình thường, trở nên thông thạo, sau đó bắt đầu đọc, sau đó viết. Vì vậy, trật tự tự nhiên là nghe, nói, đọc, sau đó viết.

Vấn đề đầu tiên

Không có gì lạ khi các trường học trên khắp thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó nghe và cuối cùng là nói. Mặc dù khác nhau, nhưng lý do chính là vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ hai, bạn cần đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì vậy, mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc, sau đó viết, thì thứ tự cho người học lại được chọn là đọc, nghe, nói, sau đó viết.

Vấn đề thứ hai

Lý do nhiều người có thể đọc và nghe là vì đó là tất cả những gì họ thực hành. Nhưng để nói tiếng Anh trôi chảy, bạn cần luyện nói. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, đừng chỉ nghe. Nói to các tài liệu bạn đang nghe và thực hành những gì bạn nghe. Thực hành nói to cho đến khi miệng và não của bạn có thể làm điều đó mà không cần bất kỳ nỗ lực nào. Khi đó việc nói tiếng Anh sẽ trở thành việc tất yếu đối với bạn. Làm như vậy, bạn sẽ có thể nói tiếng Anh trôi chảy.

4. Vùi mình vào tiếng Anh

Có thể nói một ngôn ngữ không liên quan đến việc bạn thông minh như thế nào. Bất cứ ai cũng có thể học cách nói bất kỳ ngôn ngữ nào. Đây là một thực tế đã được chứng minh bởi tất cả mọi người trên thế giới. Mọi người đều có thể nói ít nhất một ngôn ngữ. Cho dù bạn thông minh hay thiếu năng lực não bộ, bạn đều có thể nói một ngôn ngữ.

Việc nói một thứ tiếng nào đó thông thạo là vì bạn đã nói và nghe thứ tiếng đó liên tục trong một khoảng thời gian. Ở nước của chính mình, bạn nghe và nói ngôn ngữ của mình liên tục. Bạn sẽ nhận thấy rằng nhiều người nói tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường nói tiếng Anh. Họ có thể nói tiếng Anh không phải vì họ đến trường nói tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường nơi họ có thể ở xung quanh những người nói tiếng Anh liên tục.

Cũng có những người là du học sinh nhưng lại nói được rất ít. Đó là bởi vì họ dù đi học ở những trường nói tiếng Anh nhưng lại có bạn bè từ đất nước của mình và cả hai hoặc cả nhóm đều không có nhu cầu giao tiếp với ai khác trừ nhóm của chính mình.

Bạn không cần phải đi đâu để trở thành người nói tiếng Anh thông thạo. Điều bạn cần là bao bọc bản thân bởi tiếng Anh. Bạn có thể làm việc này bằng cách tạo nên các quy tắc khi giao tiếp với những người bạn của mình rằng hãy cùng nhau luyện tập tiếng Anh mọi lúc. Bạn cũng có thể luôn đem theo bên mình những bản nhạc tiếng Anh hoặc những đoạn hội thoại tiếng Anh và nghe bất cứ khi nào bạn rảnh. Hãy vùi mình vào tiếng Anh và bạn sẽ học nói tiếng Anh nhanh hơn người khác rất nhiều.

5. Nghiên cứu tài liệu chính xác

Thực hành chỉ làm cho những gì bạn đang thực hành vĩnh viễn. Nếu bạn thực hành câu không chính xác, bạn sẽ thành ra nói sai câu. Do đó, điều quan trọng là bạn nghiên cứu tài liệu thường được sử dụng bởi hầu hết mọi người.

Một vấn đề khác là nhiều sinh viên nghiên cứu tin tức, tuy nhiên, trên cách kênh tin tức, ngôn ngữ được sử dụng mang tính trang trọng hơn và nội dung mang tính chính trị nhiều hơn và hầu như không được nhắc đến trong cuộc sống thông thường. Điều quan trọng là phải hiểu những gì họ đang nói, nhưng đây là một bài học nâng cao nên được nghiên cứu sau khi học những điều cơ bản cơ bản của tiếng Anh.

Học tiếng Anh với một người bạn không phải là người nói tiếng Anh bản địa là cả tốt và xấu. Thực hành với một người không phải người bản xứ sẽ chỉ là một động tác để bạn thực hành. Các bạn có thể thúc đẩy lẫn nhau và chỉ ra những sai lầm cơ bản. Nhưng bạn không thể từ bỏ những thói quen xấu từ nhau nếu bạn không chắc chắn về những câu đúng và sai. Vì vậy, sử dụng những thời gian thực hành này như một khoảng thời gian để thực hành các tài liệu chính xác mà bạn đã nghiên cứu. Không học cách nói một câu mới nếu bạn không chắc về việc nó có đúng hay không.

Nói ngắn gọn hơn, học nói tiếng Anh theo những tài liệu mà bạn tin tưởng, hoặc là những tài liệu được ban hành rộng rãi, và đó sẽ là những định hướng đúng đắn nhất cho bạn.

Trên đây là những nguyên tắc giúp bạn đạt được mục tiêu của mình trong việc giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy đến trung tâm Direct English Saigon, để có thể trực tiếp học nói tiếng Anh với những giáo viên người bản xứ. Lớp học của bạn tại đây có khoảng 10 học viên, bạn có thể thực hành với họ và được sự chỉ dẫn của những giáo viên người bản địa. Vậy thì chắc chắn bạn sẽ có cho mình nhiều thông tin hướng dẫn chính xác hơn trong việc học nói tiếng Anh!

Luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả với cách nghe chủ động

Đầu tiên, bạn phải hiểu được thế nào là nghe thụ đông và thế nào là nghe chủ động?

Nghe thụ động là việc bạn lắng nghe một cái gì đó mà không chú ý một cách hoàn toàn.

Ví dụ: Bạn đặt đài phát thanh ở chế độ nền trong khi bạn đang làm việc hoặc nghe nhạc mà không thực sự chú ý đến lời bài hát.

Còn nghe chủ động là việc bạn lắng nghe một cái gì đó với sự tập trung hoàn toàn.

Ví dụ: bạn nghe bài hát, thưởng thức từng câu chữ và giai điệu.

Tại Sao Luyện Nghe Tiếng Anh Thụ Động Không Có Hiệu Quả?

Nghe thụ động không có tác dụng bởi vì về cơ bản, bạn không thực sự lắng nghe! Bạn làm một việc khác - đó có thể là làm việc, ngủ hoặc mơ mộng - thay vì thực sự lắng nghe âm thanh. Khi bạn nghe theo cách này, bạn không thể mong đợi bản thân có thể hiểu mọi thứ bạn nghe được.

Hãy thật sự tập trung. Ngay cả đối với người bản xứ, họ cũng có thể không nhớ những gì họ đang nghe hoặc hiểu chúng trừ khi họ thực sự chú ý đến chúng.

Ví dụ, rất nhiều người thích bật nhạc trong bếp khi nấu ăn hoặc vào buổi sáng khi đang ăn sáng.

Có lẽ bạn cũng làm điều này. Nhưng bạn thực sự nhớ được bao nhiêu? Nếu bạn trung thực, rất ít vì bạn đâu có thực sự lắng nghe.

Bạn có thể nhớ một bài hát cụ thể mà bạn thích hoặc một cái gì đó quan trọng đã được đề cập trên tin tức nhưng trừ khi bạn thực sự cố gắng tập trung vào những gì bạn nghe, hầu hết đều đi vào tai này và tai kia.

Hãy biết rằng việc này sẽ xảy ra ngay cả khi bạn đang lắng nghe bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, vậy thì tại sao chúng ta lại dùng cách này để học một ngôn ngữ khác khi mà kết qủa của nó mang lại thật sự không tốt?

Ý tưởng về việc luyện nghe Tiếng Anh thụ động từng rất phổ biến một thời gian, nhưng sự thật nó chỉ khiến bạn tin rằng bạn sẽ dễ dàng đạt được kết quả mà không cần phải cố gắng và bỏ thời gian quá nhiều.

Việc lắng nghe một bài nhạc hoặc một điều gì đó bằng tiếng Anh khi bạn đang làm việc nhà hay đang nấu ăn không phải là một điều quá tệ khi những gì bạn nghe là những gì bạn đã luyện tập qua trước đó. Như vậy, việc vừa nấu ăn vừa nghe lại những gì đã học sẽ có ích cho việc ghi nhớ bài học của bạn tốt hơn. Còn nếu bạn đang áp dụng cách nghe thụ động để học những bài học mới, hãy dừng lại ngay và tập trung vào việc thực hành cái mới nhiều hơn.

Tại sao nghe chủ động lại tốt hơn?

Não của bạn cần phải tập trung để ghi nhớ các thông tin mà bạn thu nạp.

Bằng việc tập trung chú ý đến điều gì đó và lập lại nó nhiều lần, bạn đã gửi một thông điệp rõ ràng đến não mình rằng đây là điều quan trọng cần được ghi nhớ. Việc này được áp dụng ngay cả khi bạn học từ vựng mới, và trong kỹ năng nghe, bao gồm âm thanh, giọng nói, ngữ điệu, cách ngắt câu nhả chữ… là những thứ bạn phải bắt buộc chú ý và ghi nhớ. Đó là lý do vì sao lắng nghe chủ động thật sự cần thiết khi bạn luyện tập kỹ năng này.

Một lý do khác để phải luyện tập việc lắng nghe chủ động là bạn cần làm quen với sự khác biệt trong phát âm của một từ (theo từ điển căn bản) và trong thực tế. Người bản xứ thường nối các âm với nhau khi họ nói. Chúng ta phải học được cách họ nói như vậy bằng cách thật sự lắng nghe và ghi nhớ cách thức của họ.

Ví dụ, trong tiếng Anh của  người Mỹ, cụm từ “what’s up?” thường được phát âm là “wassup?” hoặc “how’s it going?” thường được phát âm là “howsagoin?” Đối với những mẫu câu thông dụng, bạn có thể dễ dàng nhận ra, nhưng nếu đó là một câu nói hoàn toàn xa lạ, nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ lạc lối ngay lập tức.

Đó cũng là lý do vì sao đôi khi chúng ta có thể biết một từ nào đó nhưng lại không thể nhận ra nó khi nghe thấy bởi sự đột biến âm thanh khi chúng được nói một cách cực nhanh theo tốc độ trò chuyện của người bản xứ. Đây là một trong nhiều lý do mà việc tập trung để luyện tập kỹ năng nghe thật sự quan trọng.

Học từng từ chưa thể gọi là đủ. Bạn cần học cách lắng nghe âm thanh của từ đó khi xuất hiện trong một ngữ cảnh nào đó. Việc này chắc chắn không thể thực hiện được khi bạn lắng nghe thụ động.

Để thật sự phát triển kỹ năng nghe của bản thân lên một cấp độ cao hơn, học từ vựng theo cách này sẽ giúp bạn có những bước tiến chắc chắn hơn.

Các công cụ cần thiết để phát triển kỹ năng nghe

Hãy sử dụng các tài nguyên có cả âm thanh và tài liệu văn bản. Lý do chính cho điều này là để bạn có thể kiểm tra mức độ hiểu của bạn khi bạn nghe một cái gì đó mới. Nhưng hãy cố gắng bắt đầu bằng việc tự lắng nghe mà không đọc trước, việc này sẽ giúp bạn kiểm tra được kỹ năng của mình. Sau đó, tài liệu văn bản sẽ rất có ích để bạn kiểm tra lại những gì bạn nghe được.

Một số “công cụ” mà bạn có thể dễ dàng tìm được sẽ rất có ích cho việc luyện tập kỹ năng nghe của bạn:

Khi đã thông thạo kỹ năng nghe, bạn sẽ dễ dàng hơn để luyện tập các kỹ năng khác và nâng cao khả năng của mình. Đừng lo lắng khi bạn không thể làm tốt kỹ năng này ngay từ đầu, nghĩ lại đôi khi nghe tiếng Việt mà chúng ta cũng không thể nghe được 100% những từ ngữ đối phương sử dụng. Do đó, không có lý do gì để chúng ta không tự tin nghe bằng tiếng Anh, đúng không?

Làm sao để tự tin giao tiếp Tiếng Anh

1. Bạn phải biết mình đang nói chuyện với ai

Một trong những nguyên tắc đầu tiên trong việc giao tiếp Tiếng Anh là bạn phải biết được mình đang nói chuyện với ai.

Việc giải mã đối tượng giao tiếp với mình sẽ khiến bạn có được sự chủ động trong việc dùng từ, xử lý cách diễn đạt cũng như nội dung câu chuyện. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ nơi đối tượng đến, tính cách và khí chất cảm xúc của họ. Việc xác định đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến cách bạn giao tiếp từ ngôn ngữ bạn sử dụng đến loại câu chuyện bạn kể để truyền đạt một quan điểm, vì vậy bất cứ điều gì bạn có thể thu thập trước và trong khi trò chuyện đều có thể cải thiện hiệu quả truyền đạt thông điệp của bạn.

2. Ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng như ngôn từ mà bạn nói

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp Tiếng Anh kể cả đối với người bản xứ, nó có thể giúp chúng ta biểu đạt tối đa những điều chúng ta muốn truyền tải đến người đối diện.

Ngôn ngữ cơ thể bao gồm các chuyển động, cử chỉ, tư thế, giao tiếp mắt và trên hết là tốc độ, cao độ và sự thay đổi của giọng nói. Đôi khi chính ngôn ngữ cơ thể cũng giúp chúng ta biểu đạt những khiếm khuyết của bản thân trong việc diễn đạt cảm xúc của bản thân với một quan điểm nào đó.

Tuy nhiên, bạn phải biết rằng bạn chính là người hoàn toàn có thể chủ động và tác động đến ngôn ngữ cơ thể của chính mình, như ngồi thẳng lên thay vì gồng người, mở rộng vai thay vì rúm ró… Và chỉ cần như vậy là bạn không chỉ phát triển được kỹ năng giao tiếp của mình mà còn giúp bản thân tìm được sự tự tin trong việc giao tiếp Tiếng Anh.

Các nguyên tắc cơ bản khác để có kỹ năng ngôn ngữ cơ thể tốt bao gồm việc luôn duy trì giao tiếp bằng mắt cũng như giữ một tư thế cởi mở khi nói chuyện (ví dụ như không khoanh tay và hướng ngực về phía người mà bạn đang nói chuyện).

3. Nói đúng trọng tâm

Những người có kỹ năng giao tiếp tinh tế thường nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn. Tuy nhiên, khi họ nói, họ dường như luôn truyền đạt thông điệp rõ ràng hơn so với người khác, nhất là những người kém tinh tế thường kéo dài câu chuyện của họ một cách lê thê và vòng vo, khiến người đối diện đôi khi không thể hiểu được quan điểm mà họ muốn truyền đạt.

Vậy làm thế nào để nói đúng trọng tâm? Trước khi bạn nói điều gì, hãy nghĩ về lý do tại sao bạn phản ứng với ai đó, hoặc điều gì đó mà bạn muốn truyền đạt, và bản chất hay quan điểm của bạn là gì. Đây là một kỹ năng rất khó để thành thạo nhưng đây là điểm khởi nguồn cho việc rèn dũa kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn.

4. Mọi người không thật sự quan tâm (nên hãy thư giãn)

Khi chúng ta giao tiếp Tiếng Anh, đặc biệt là đối với người nước ngoài hoặc người bản xứ, hãy biết họ đều hiểu rằng tiếng Anh đối với chúng ta không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó, họ không thật sự quan tâm đến việc chúng ta nói có đúng hay không. Điều họ quan tâm chỉ là họ có hiểu đúng câu chuyện mà bạn đang cố gắng truyền đạt hay không.

Khi giao tiếp Tiếng Anh với người khác, hãy cố gắng dùng những từ ngữ thông dụng nhất, cách truyền đạt đơn giản nhất để đối phương có thể hiểu được chính xác bạn muốn nói gì. Đối với người bản xứ, hãy nói với họ rằng bạn sẽ rất vui nếu họ giúp bạn cải thiện cách bạn nói chuyện với họ. Đây là cách để bạn học nhanh nhất, áp dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh của nó.

Hầu hết người bản xứ đều hiểu rằng việc bạn học một thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ là điều không dễ dàng nên họ luôn sẵn lòng giúp bạn để bạn tốt hơn. Và một bật mí nho nhỏ, cũng như tiếng Việt, không phải 100% người bản xứ có thể nói đúng, viết đúng toàn bộ tiếng Anh.

5 . Quá nhiều thứ trong một câu chuyện

Tương tự như trên, đôi khi chúng ta cảm thấy mình chưa truyền đạt điều gì đó một cách rõ ràng, thực tế là chúng ta chỉ chưa truyền đạt nó đủ rõ ràng mà thôi. Đừng quá căng thẳng vì điều này và biến câu chuyện của bạn trở nên quá chi tiết một cách không cần thiết.

Có rất nhiều cách để bạn biểu đạt câu chuyện của mình tốt hơn rõ ràng hơn, nhưng cách tốt nhất là chỉ đưa ra không nhiều hơn một quan điểm của cùng một vấn đề, để mọi người có thể cùng chia sẻ và nhìn thấy nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đó.

Trong việc giao tiếp Tiếng Anh, bạn có thể thoải mái chia sẻ quan điểm của mình, nhưng hãy hạn chế chia sẻ những vấn đề của bản thân. Người bản xứ thường rất tuân thủ quy tắc này, họ quan niệm rằng những vấn đề của bạn là việc của bạn, không phải là việc của họ, nên trừ khi rất thân, họ sẽ không đem những việc cá nhân vào câu chuyện với bạn. Hãy chú ý nguyên tắc này nhé!

6. Học cách lắng nghe (lắng nghe thật sự, không phải chỉ là giữ im lặng)

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng, nếu không muốn nói là kỹ năng quan trọng nhất trong việc giao tiếp Tiếng Anh. Bởi vì giao tiếp là quá trình tương tác và trao đổi thông tin với người khác, bạn chỉ có thể làm tốt điều đó nếu tất cả những gì bạn từng làm là trở thành một người nói tốt.

Ở một mức độ nào đó, lắng nghe là một phẩm chất phát sinh một cách tự nhiên khi ai đó học cách tinh chỉnh bản thân và khả năng giao tiếp của họ bởi vì nó nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng để giao tiếp hiệu quả, bạn cần biết người khác đang nói gì và cảm thấy gì. Tuy nhiên, nó vẫn cần phải là một nỗ lực có chủ ý.

Khi giao tiếp với người khác, hãy chú ý lắng nghe không chỉ những lời họ nói mà còn cả ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc mà họ đang thể hiện. Khi giao tiếp, có tất cả các loại tín hiệu phi ngôn ngữ bạn có thể nhận ra sẽ cho bạn biết người kia đang cảm thấy như thế nào và đáp lại lời nói của bạn. Hơn nữa, khi chú ý lắng nghe, bạn sẽ trực tiếp học được cách họ dùng từ ngữ và cách thức để biểu đạt lời nói của họ, qua đó rút được kinh nghiệm cho bản thân.

Cuối cùng, vẫn là đúc kết lại, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đòi hỏi bạn một quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Hãy thử sử dụng những mẹo này để đưa kỹ năng giao tiếp của bạn lên một tầm cao mới và gặt hái những lợi ích trong cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn đến từ việc trở thành một người giao tiếp hiệu quả hơn.