Luyện nghe Tiếng Anh hiệu quả với cách nghe chủ động

Đầu tiên, bạn phải hiểu được thế nào là nghe thụ đông và thế nào là nghe chủ động?

Nghe thụ động là việc bạn lắng nghe một cái gì đó mà không chú ý một cách hoàn toàn.

Ví dụ: Bạn đặt đài phát thanh ở chế độ nền trong khi bạn đang làm việc hoặc nghe nhạc mà không thực sự chú ý đến lời bài hát.

Còn nghe chủ động là việc bạn lắng nghe một cái gì đó với sự tập trung hoàn toàn.

Ví dụ: bạn nghe bài hát, thưởng thức từng câu chữ và giai điệu.

Tại Sao Luyện Nghe Tiếng Anh Thụ Động Không Có Hiệu Quả?

Nghe thụ động không có tác dụng bởi vì về cơ bản, bạn không thực sự lắng nghe! Bạn làm một việc khác - đó có thể là làm việc, ngủ hoặc mơ mộng - thay vì thực sự lắng nghe âm thanh. Khi bạn nghe theo cách này, bạn không thể mong đợi bản thân có thể hiểu mọi thứ bạn nghe được.

Hãy thật sự tập trung. Ngay cả đối với người bản xứ, họ cũng có thể không nhớ những gì họ đang nghe hoặc hiểu chúng trừ khi họ thực sự chú ý đến chúng.

Ví dụ, rất nhiều người thích bật nhạc trong bếp khi nấu ăn hoặc vào buổi sáng khi đang ăn sáng.

Có lẽ bạn cũng làm điều này. Nhưng bạn thực sự nhớ được bao nhiêu? Nếu bạn trung thực, rất ít vì bạn đâu có thực sự lắng nghe.

Bạn có thể nhớ một bài hát cụ thể mà bạn thích hoặc một cái gì đó quan trọng đã được đề cập trên tin tức nhưng trừ khi bạn thực sự cố gắng tập trung vào những gì bạn nghe, hầu hết đều đi vào tai này và tai kia.

Hãy biết rằng việc này sẽ xảy ra ngay cả khi bạn đang lắng nghe bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, vậy thì tại sao chúng ta lại dùng cách này để học một ngôn ngữ khác khi mà kết qủa của nó mang lại thật sự không tốt?

Ý tưởng về việc luyện nghe Tiếng Anh thụ động từng rất phổ biến một thời gian, nhưng sự thật nó chỉ khiến bạn tin rằng bạn sẽ dễ dàng đạt được kết quả mà không cần phải cố gắng và bỏ thời gian quá nhiều.

Việc lắng nghe một bài nhạc hoặc một điều gì đó bằng tiếng Anh khi bạn đang làm việc nhà hay đang nấu ăn không phải là một điều quá tệ khi những gì bạn nghe là những gì bạn đã luyện tập qua trước đó. Như vậy, việc vừa nấu ăn vừa nghe lại những gì đã học sẽ có ích cho việc ghi nhớ bài học của bạn tốt hơn. Còn nếu bạn đang áp dụng cách nghe thụ động để học những bài học mới, hãy dừng lại ngay và tập trung vào việc thực hành cái mới nhiều hơn.

Tại sao nghe chủ động lại tốt hơn?

Não của bạn cần phải tập trung để ghi nhớ các thông tin mà bạn thu nạp.

Bằng việc tập trung chú ý đến điều gì đó và lập lại nó nhiều lần, bạn đã gửi một thông điệp rõ ràng đến não mình rằng đây là điều quan trọng cần được ghi nhớ. Việc này được áp dụng ngay cả khi bạn học từ vựng mới, và trong kỹ năng nghe, bao gồm âm thanh, giọng nói, ngữ điệu, cách ngắt câu nhả chữ… là những thứ bạn phải bắt buộc chú ý và ghi nhớ. Đó là lý do vì sao lắng nghe chủ động thật sự cần thiết khi bạn luyện tập kỹ năng này.

Một lý do khác để phải luyện tập việc lắng nghe chủ động là bạn cần làm quen với sự khác biệt trong phát âm của một từ (theo từ điển căn bản) và trong thực tế. Người bản xứ thường nối các âm với nhau khi họ nói. Chúng ta phải học được cách họ nói như vậy bằng cách thật sự lắng nghe và ghi nhớ cách thức của họ.

Ví dụ, trong tiếng Anh của  người Mỹ, cụm từ “what’s up?” thường được phát âm là “wassup?” hoặc “how’s it going?” thường được phát âm là “howsagoin?” Đối với những mẫu câu thông dụng, bạn có thể dễ dàng nhận ra, nhưng nếu đó là một câu nói hoàn toàn xa lạ, nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ lạc lối ngay lập tức.

Đó cũng là lý do vì sao đôi khi chúng ta có thể biết một từ nào đó nhưng lại không thể nhận ra nó khi nghe thấy bởi sự đột biến âm thanh khi chúng được nói một cách cực nhanh theo tốc độ trò chuyện của người bản xứ. Đây là một trong nhiều lý do mà việc tập trung để luyện tập kỹ năng nghe thật sự quan trọng.

Học từng từ chưa thể gọi là đủ. Bạn cần học cách lắng nghe âm thanh của từ đó khi xuất hiện trong một ngữ cảnh nào đó. Việc này chắc chắn không thể thực hiện được khi bạn lắng nghe thụ động.

Để thật sự phát triển kỹ năng nghe của bản thân lên một cấp độ cao hơn, học từ vựng theo cách này sẽ giúp bạn có những bước tiến chắc chắn hơn.

Các công cụ cần thiết để phát triển kỹ năng nghe

Hãy sử dụng các tài nguyên có cả âm thanh và tài liệu văn bản. Lý do chính cho điều này là để bạn có thể kiểm tra mức độ hiểu của bạn khi bạn nghe một cái gì đó mới. Nhưng hãy cố gắng bắt đầu bằng việc tự lắng nghe mà không đọc trước, việc này sẽ giúp bạn kiểm tra được kỹ năng của mình. Sau đó, tài liệu văn bản sẽ rất có ích để bạn kiểm tra lại những gì bạn nghe được.

Một số “công cụ” mà bạn có thể dễ dàng tìm được sẽ rất có ích cho việc luyện tập kỹ năng nghe của bạn:

Khi đã thông thạo kỹ năng nghe, bạn sẽ dễ dàng hơn để luyện tập các kỹ năng khác và nâng cao khả năng của mình. Đừng lo lắng khi bạn không thể làm tốt kỹ năng này ngay từ đầu, nghĩ lại đôi khi nghe tiếng Việt mà chúng ta cũng không thể nghe được 100% những từ ngữ đối phương sử dụng. Do đó, không có lý do gì để chúng ta không tự tin nghe bằng tiếng Anh, đúng không?