Đây là câu hỏi luôn luôn gặp ở các buổi phỏng vấn, nên bạn cần chú ý kỹ nhé! Dù cho nhà tuyển dụng đã xem qua CV của bạn, nhưng trên hết họ muốn thông qua câu hỏi này để có cái nhìn tổng quan hơn về thái độ cũng như sự tự tin của bạn.
Để trả lời, bạn không cần nói gia đình mình có mấy người, ba mẹ làm gì, quê bạn ở đâu. Thay vào đó, những gì cần kể nên liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân, kinh nghiệm bạn đã có, niềm đam mê của bạn với vị trí đang ứng tuyển. Trong quá trình trả lời, hãy hạn chế sử dụng tiếng lóng hoặc quá chú trọng từ chuyên ngành mà dẫn đến sai ngữ pháp.
Đây là lúc bạn khéo léo khoe những điểm mạnh của bản thân, qua đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn. Để câu trả lời ấn tượng hơn, bạn cần nêu thế mạnh nổi bật nhất của mình là gì, sau đó mới bắt đầu giải thích thêm vì sao bạn nghĩ đó là điểm mạnh của mình. Hãy nhớ đừng trả lời lan man, và nếu bạn có đạt thành tựu gì trong suốt quá trình học tập và làm việc trước đó thì nên nêu ra. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn trong cuộc phỏng vấn.
Một số cấu trúc câu bạn có thể nói như:
Pretty good at … (Khá giỏi về …).
I excel at …: Tôi xuất sắc trong việc …
I’m good at …: Tôi giỏi việc …
I … well: Tôi … rất tốt.
I have [Time] experience in …: Tôi có kinh nghiệm [Thời gian] trong việc …
I have a doctorate/masters/bachelor degree in the … field: Tôi có bằng tiến sĩ / thạc sĩ / cử nhân trong lĩnh vực …
I’ve been … for [Time]: Tôi đã làm … trong [Thời gian].
Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này là lúc họ đang xem thái độ của bạn trong công việc. Cách mà bạn khắc phục nhược điểm của mình, cũng là thái độ khi bạn đối diện với những khó khăn và áp lực trong công việc. Vì vậy hãy thẳng thắn nêu điểm yếu của mình, cần tỏ ra khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi. Ngoài ra, hãy chọn những điểm yếu mà không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của bạn hay những điểm yếu mà bạn đang trong quá trình khắc phục.
Một số cấu trúc câu bạn có thể nói như:
Not excel at anything. (Không xuất sắc trong cái gì cả).
I know a little bit of everything. (Tôi biết mỗi thứ một ít).
Sometimes I can be very …, which makes my team … : Đôi lúc tôi có thể rất …, khiến cho đội của tôi …
I am … at times, so everyone would be more efficient: Tôi thi thoảng sẽ …, để cho mọi người có thể năng suất hơn.
Everyday I try to read new articles about the current trend to be more aware of … : Mỗi ngày, tôi cố gắng đọc những bài báo mới về xu hướng hiện nay để biết thêm về …
I try to educate myself at home how to … : Tôi cố gắng tự dạy mình cách … tại nhà.
I spend [Time] everyday practicing … : Tôi dành [Thời gian] mỗi ngày tập luyện …
Khi hỏi câu hỏi này nghĩa là nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự đang nghiêm túc và tìm hiểu về công việc này hay không. Câu hỏi này thể hiện mức độ quan tâm của bạn với công ty nên hãy chứng minh cho họ thấy rằng bạn đã dành thời gian tìm hiểu rất nhiều về công ty, thậm chí là cả về người phỏng vấn bạn, nếu có thể.
Câu hỏi này sẽ làm khá nhiều người lúng túng vì thật ra đôi khi chính bạn còn chưa biết mục tiêu trong 5 – 10 năm nữa của mình là gì. Tuy nhiên, câu hỏi này dùng để đánh giá bạn đã xác định được lộ trình và mục tiêu phát triển chưa. Nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá cao những người có mục tiêu rõ ràng vì chính những người đó sẽ có động lực để nỗ lực từng ngày và đạt được những mục tiêu đó.
Tuy nhiên hãy nhớ đây là mục tiêu công việc, nên đừng đề cập đến việc "sẽ ở bên gia đình", "muốn đi du lịch"... Bên cạnh đó cũng không nên trả lời quá tham vọng. Nếu trả lời rằng muốn làm "giám đốc", "trưởng phòng", nhà tuyển dụng có thể thấy bạn đang đe dọa cho vị trí hiện tại của họ. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo
By then I will have.../ I would have liked to...
Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường ở vị trí bạn ứng tuyển. Không nên nói không biết (I don’t know), vì điều đó khiến bạn trở nên kém tự tin.
Bạn nên đưa ra mức nhỉnh hơn lương trung bình thị trường một chút. Bởi thật ra, nhà tuyển dụng đã lên sẵn mức lương cho bạn, họ chỉ muốn kiểm tra hiểu biết của bạn về ngành nghề, lĩnh vực này.
Bạn có thể áp dụng mẫu câu: I want my salary to suit my qualifications and experience. 🠚 Tôi muốn một mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
Nếu bạn phỏng vấn các vị trí Thực tập sinh hoặc là sinh viên mới ra trường thì có thể sẽ không gặp câu hỏi này. Tuy nhiên nếu là một người đi làm và có kinh nghiệm, thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn biết lý do. Lúc này, hãy trả lời khéo léo nhưng đúng sự thật. Đặc biệt không nên nói xấu công ty cũ hoặc sếp cũ, vì điều này chỉ ảnh hưởng tệ đến hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số cách trả lời bạn có thể tham khảo:
Đây là dấu hiệu nhà tuyển dụng sẽ kết thúc cuộc phỏng vấn. Hãy nhớ rằng, câu trả lời phải luôn luôn là có. Vì nó là cơ hội để bạn nói lên những suy nghĩ của bản thân mình và hỏi những thứ bạn đang băn khoăn, nên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao câu trả lời của bạn.
Bạn nên chú ý đừng hỏi những câu khó chịu nuhw "what kind of work does your company do?" (Công ty làm về cái gì?) hoặc "how much vacation time do I get each year?" (Tôi có bao nhiêu ngày phép mỗi năm?).
Thay vào đó, hãy tham khảo một số câu sau:
Bên cạnh đó, trong buổi phỏng vấn, chắc chắn sẽ có lúc bạn không hiểu ý nhà tuyển dụng muốn nói. Vậy thì, đừng ngần ngại mà hỏi lại. Có thể việc bạn “cố ý” lướt qua nó sẽ làm cho câu trả lời của bạn không đúng với yêu cầu và ý mà người phỏng vấn muốn nói. Vì vậy, nếu vướng mắc ở đâu, thì hãy dừng lại và hỏi ngay lại nhà tuyển dụng nhé! Đừng để đi quá xa, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn đấy.
Chúc bạn sẽ phỏng vấn thành công với các tips mà Direct English Saigon đã nêu phía trên nhé!
Để kiểm tra trình độ tiếng Anh, bạn hãy truy cập địa chỉ sau
👉 Thư Viện Bài Kiểm Tra Trình độ Tiếng Anh - Direct English (directenglishsaigon.edu.vn) Hiện tại, Direct English Saigon đang đào tạo các khóa sau: